Thursday, June 4, 2015

Trào lưu mở sổ tiết kiệm tên con


Con chưa đầy tháng tuổi nhưng nhiều cha mẹ đã tính chuyện mở sổ tiết kiệm để tránh tiêu lạm vào khoản tiền dành cho con sau này.

Mẹo tiết kiệm cho người tiêu hoang


Các nhà băng gần đây đồng loạt tung những sản phẩm tiền gửi nhắm tới đối tượng trẻ em. Hầu hết đều cho phép trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi (có nơi cho phép đến dưới 18 tuổi) đã có thể đứng tên sổ tiết kiệm. Bố mẹ có thể tùy ý gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm bất cứ lúc nào.



Mốt mở sổ tiết kiệm mang tên con đang "nở rộ". Ảnh minh họa: RecordDaily.


Chị Dương (Đông Tác, Đống Đa, Hà Nội) đã nghĩ đến chuyện tiết kiệm cho con gái ngay sau khi sinh nở. "Không chỉ tiền bố mẹ tiết kiệm cho con mà người thân, họ hàng cũng có thể chuyển khoản tặng cháu. Như vậy không lo bố mẹ 'nhỡ tay' tiêu mất", chị Dương cho biết.

Nhiều phụ huynh khác cũng lựa chọn cách này để tích lũy cho con cái thay vì đóng bảo hiểm nhân thọ. Anh Ngọc (Phúc Tân, Ba Đình, Hà Nội) cho rằng cách gửi này linh hoạt hơn rất nhiều bởi anh không nhất thiết phải đóng tiền theo tháng hoặc theo năm như bảo hiểm nhân thọ, lãi suất lại cao hơn. "Mua bảo hiểm thì sẽ được lợi trong trường hợp nảy sinh rủi ro nhưng tâm lý mình vẫn thích thiên về tiết kiệm hơn".

So sánh giữa gửi tiết kiệm và đóng bảo hiểm nhân thọ
Mở sổ tiết kiệm mang tên con Bảo hiểm nhân thọ


Trào lưu mở sổ tiết kiệm tên con

Quyền lợi, lợi ích

- Lập khoản tiết kiệm

- Dạy con bài học đầu đầu về quản lý tài chính Nếu xảy ra rủi ro cho bố/mẹ, con cái được hưởng quyền lợi của hợp đồng
Lãi suất Cao hơn bảo hiểm nhân thọ nhưng thấp hơn tiền gửi thông thường Thấp hơn lãi suất thông thường. Rủi ro nếu lạm phát quá lớn.
Tính linh hoạt

- Gửi tiền vào sổ tiết kiệm bất cứ lúc nào

- Tất toán sổ chỉ phải chịu lãi suất không kỳ hạn với kỳ mới nhất

- Chỉ được gửi theo tháng hoặc năm.

- Tất toán hợp đồng phải chịu ràng buộc nhiều chi phí


Nhiều phụ huynh mở sổ tên con đơn giản vì muốn xem đây là hình thức để tạo lập "của để dành" cho cả nhà. Khác với gửi tiết kiệm thông thường, khách hàng lập sổ mang tên con có thể gửi góp thêm tiền bất cứ lúc nào và qua nhiều hình thức như tại quầy, qua Internet Banking, Mobile Banking hoặc thậm chí qua ATM. "Vì đôi khi tiêu hơi phóng tay nên tôi không tiết kiệm được mấy. Với cách gửi góp tiền bất cứ lúc nào như vậy, tôi có thể dễ dàng tiết kiệm tiền. Khi cần có thể rút bất cứ lúc nào, nếu không dùng tới thì là của để dành cho con cái khi trưởng thành. Tiện cả đôi đường", nữ khách hàng mở sổ tiết kiệm tại một ngân hàng trên phố Duy Tân (Hà Nội) chia sẻ.

Theo nhiều chuyên gia, sản phẩm gửi tiền này chỉ cho thấy các nhà băng Việt Nam đã bắt đầu đổi mới về tư duy cho các sản phẩm tiền gửi thêm phong phú chứ chưa hẳn là phương án tối ưu với tất cả mọi người. Bởi dù sổ mang tên con nhưng chỉ cha, mẹ hay người giám hộ hợp pháp mới được giao dịch (ví dụ như rút tiền) với cuốn sổ tiết kiệm trong thời gian con chưa trưởng thành (đủ 18 tuổi). Như vậy, ý tưởng để dành tiền cho con có thể phá sản với một vài người vốn không thực sự kiên định, rút tiền giữa chừng.
                            
Trào lưu mở sổ tiết kiệm tên con


Hơn nữa, lãi suất với sản phẩm này dù nhỉnh hơn bảo hiểm nhân thọ nhưng lại không phải tối ưu so với các kỳ hạn gửi dài thông thường. Do đó, để tối ưu hóa lợi ích, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên cân nhắc điều kiện, kế hoạch tài chính của từng gia đình trước khi mở sổ tiết kiệm mang tên con theo trào lưu.

Theo quảng cáo của nhiều ngân hàng, sản phẩm tiết kiệm này được xem là biện pháp giúp dạy trẻ nhỏ những bài học đầu tiên về quản lý, chi tiêu tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số trường hợp, nếu không biết mình đã có sẵn một khoản tiền lớn, đứa trẻ có thể sẽ lựa chọn cách sống độc lập và phấn đấu hơn.

                                                                           Sưu tầm trên internet
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Giải đáp, tư vấn Bảo hiểm nhân thọ,bảo hiểm phi nhân thọ.
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top