Ông bà ta thường nói: “Có đức mặc sức mà ăn”. Câu nói ấy vừa là đề cao tầm quan trọng của đức, cũng là muốn răn dạy rằng con người dù làm gì cũng phải coi trọng đức, tích đức. Vậy làm thế nào để tích đức ngay cả khi không có điều kiện vật chất?
Trải qua hàng ngàn năm, cổ nhân đã đúc kết ra những bài học quý giá và lưu truyền lại cho hậu thế. Dưới đây là 20 cách tích đức mà ngay cả khi không có điều kiện vật chất, mỗi người vẫn có thể làm được: (Xem phần 1)
11. Tích đức từ việc thành thật với mọi người
Người không thành thật sẽ khó tồn tại, người giả dối tất sẽ không có bạn chân thành. Cho nên cổ nhân luôn khuyên rằng phải lấy thành tín làm gốc, coi trọng thành tín trong mọi mối quan hệ.
Người có thể dùng thành tín để thu phục người khác thì sẽ dễ đạt được thành công. Trái lại, một người nếu như đã đánh mất đi sự thành thật thì làm việc gì cũng khó.
Trên đời này, bất kể lý do gì cũng không thể giải thích được cho sự giả dối của bản thân.
12. Tích đức từ việc biết cảm ơn người khác
Cảm ơn là một cách ngợi ca cuộc đời.
Trong cuộc sống, lời cảm ơn đúng lúc, kịp thời sẽ khiến mọi người thân thiện với nhau hơn, gần gũi và hiểu nhau hơn.
Người có thể cảm ơn cả kẻ thù, đối thủ của mình là một người có chí khí, khoan dung và rộng lượng.
13. Tích đức từ lòng nhân ái của bản thân
Mỗi người đều nên tu dưỡng lòng nhân ái trong mình. Bởi người có tấm lòng nhân ái luôn sống nhẹ nhàng mà lại dễ dàng nhận được sự hợp tác từ người khác.
Người nhân ái luôn được người khác tín nhiệm và mong muốn được kết giao, hợp tác trong các mối quan hệ bạn bè, kinh doanh…
14. Tích đức từ việc mỉm cười với người khác
Có lẽ trong cuộc sống này sẽ không có ai cự tuyệt một nụ cười chân thành cả.
Từ xưa đến nay, mỉm cười luôn được đánh giá là một loại phương thức kết nối hữu hiệu giữa con người với con người.
Người có thể dùng nụ cười để đối đãi với sự “khiêu chiến” của đối thủ thì mới thực là cao nhân.
15. Tích đức từ lòng khoan dung
Một người không thể khoan dung người khác có thể là bởi vì lòng dạ của họ còn quá hẹp hòi.
Lòng khoan dung của con người có thể cải biến một con người lầm lỗi, khiến họ từ một người xấu trở thành một người tốt hơn.
Người có lòng khoan dung sẽ dễ dàng chiếm được lòng người. Cho nên, hãy học cách tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Đôi lúc trong cuộc đời một người có được một mối quan hệ tốt đẹp là từ nhẫn mà sinh ra.
16. Tích đức từ lòng lương thiện
Không có ai là không muốn làm bạn, làm hàng xóm hay hợp tác với người có tấm lòng lương thiện.
Người lương thiện có thể thu phục người khác. Bởi vậy mà cổ nhân giảng, chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm.
17. Tích đức từ sự biết lắng nghe
Người xưa có câu: “Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít”. Người biết lắng nghe thường được lòng người khác bởi lắng nghe là một cách “lấy lòng” người khác tốt nhất.
Cổ nhân cũng giảng: “Nói chuyện là một loại năng lực, nhưng im lặng là một loại trí tuệ“. Cho nên, khi người khác chia sẻ nỗi lòng, có thể lắng nghe họ là cách giúp đỡ họ tốt nhất.
18. Tích đức từ việc thủ vững danh dự của bản thân
Cổ nhân giảng rằng, tiền của nhiều bao nhiêu cũng không đủ để đánh đổi danh dự của một người. Danh dự là trân quý hơn tiền tài.
Người càng biết giữ danh dự, coi trọng danh dự thì càng khiến người khác tôn kính và mong muốn kết giao. Người không biết trọng danh dự của bản thân thì sẽ không có liêm sỉ, việc gì họ cũng làm để được lợi cho dù đó là việc làm tổn đức.
19. Tích đức từ việc buông bỏ dục vọng-Con người sở dĩ luôn thấy phiền não, lo âu và tranh giành suy cho cùng cũng là vì dục vọng quá nhiều. Con người ta khi có thứ này lại muốn có thứ khác, vì “dục vọng” của con người là không có điểm dừng. Họ càng mong muốn có được nhiều thứ thì họ càng “không ngại” làm điều xấu để đạt được. Một khi họ làm điều xấu thì chính là đã bị tổn đức rồi.
20. Hiếu thảo với cha mẹ là một cách tích đức
Cổ nhân giảng: “Trăm thiện hiếu vi tiên” hay “Hiếu thảo là bước đầu trên con đường thay đổi vận mệnh”. Thời cổ đại, “hiếu thảo với cha mẹ” là tiêu chuẩn để bậc Quân vương lựa chọn hiền tài. Hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm bổn phận mà còn là tiêu chuẩn để đánh giá một người là tốt hay xấu của cổ nhân. Bởi vậy, những người hiếu thảo ngày xưa luôn được tôn kính, được người người mong muốn kết giao và hợp tác.
Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất). Lòng người thật vô cùng kỳ lạ, khi chúng ta làm bất kể việc gì không tốt thì trong lòng sẽ thấy bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cũng không thể thoải mái.
Trái lại, nếu như một người tuyệt đối làm việc thiện không vì điều kiện gì, trợ giúp người khác, làm việc có lợi cho người khác thì trong lòng người ấy chắc chắn sẽ vô cùng vui vẻ hạnh phúc. Đây chẳng phải chính là cái phúc, đức mà ai ai cũng có thể ngay lập tức cảm nhận được mỗi khi làm việc thiện sao?
Đọc lại >> Phần 1
0 comments