Sữa có nhiều dưỡng chất, nhiều canxi, tốt cho xương, giúp phòng ngừa gãy xương… là điều đã ăn sâu vào tâm thức của nhiều người. Các cơ quan y tế của Chính phủ và công ty sữa liên tục nói như thế, nhưng sự thật về sữa có chắc chắn là như vậy?
Lợi ích của sữa chỉ là tuyên truyền?
Nhiều triệu người tin vào lợi ích của
sữa giống như quảng cáo nói, xem như là hiển nhiên đúng. Tuy nhiên,
nghiên cứu thời gian gần đây đã cho thấy một bức tranh khác.
Thực ra thì nghi ngờ lớn nhỏ về những
khả năng phòng chống loãng xương, gãy xương của sữa đã có từ lâu nhưng
chưa có các nghiên cứu đủ trọng lượng để khẳng định. Trong khi đó giới
công nghiệp thì vừa nhiều tiền, giỏi ăn nói và quan hệ công chúng, lại
“lobby” chính trị tốt nên luôn chiếm ưu thế trên các phương tiện truyền
thông, đặc biệt lại càng áp đảo trước các nhà khoa học có thói quen “rụt
rè” trong các kết luận của mình.
Sau khi tổng hợp hàng loạt nghiên cứu và
điều tra khác nhau, phỏng vấn những người trong ngành, nhà báo khoa học
chuyên nghiên cứu về sữa và công nghiệp sữa, ông Thierry Soucar đã cung
cấp rất nhiều thông tin và phân tích trong cuốn sách nổi tiếng, “Lait, mensonges et propagande” (tạm dịch: Sữa, lời dối trá và tuyên truyền).
Ông cho rằng, những “diễn văn” của các nhà sản xuất và kinh doanh sữa
khuyến cáo nên nạp từ 3 đến 4 phần sữa mỗi ngày, ví dụ: 1 ly sữa, 1 hũ
sữa chua, 1 miếng pho-mai, 1 chén ngũ cốc trộn sữa) để tốt cho xương…
chỉ đơn thuần là lời tuyên truyền. Ông cho rằng, dùng nhiều sữa sẽ tăng khả năng bị ung thư tiền liệt tuyến ở nam, ung thư buồng trứng ở nữ, và bệnh Parkinson ở cả hai giới.
Cuộc tranh luận về lợi và hại của sữa
lại càng nóng lên sau khi các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard công bố
kết quả thu được về mối liên hệ giữa sự tiêu thụ sữa của trẻ vị thành
niên và mối nguy gãy xương sau đó trong đời. Đây là một nghiên cứu quy
mô rất lớn, thu thập số liệu của 22 năm và có sự tham gia của gần
100.000 người cả nam lẫn nữ.
Phân tích kết quả cho thấy, uống thêm
một ly sữa hàng ngày ở tuổi vị thành niên gây nguy cơ bị gãy xương háng
cao hơn ở đàn ông. Đối với phụ nữ thì uống sữa dường như không liên quan
đến việc tăng hay giảm mối nguy này.
Kết luận của các nhà nghiên cứu là: tiêu thụ sữa ở tuổi vị thành niên không giúp giảm nguy cơ gãy xương mà thậm chí còn làm tăng nguy cơ gãy xương ở đàn ông.
Thêm vào đó, theo một nghiên cứu công bố vào năm 2012 trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ (American Journal of Epidemiology), nếu người nào dùng nhiều sữa ở tuổi vị thành niên, thì sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.

Thực tế, khảo sát ở những nước phát
triển, tiêu thụ nhiều các sản phẩm sữa cho thấy tỉ lệ các vấn đề xương
khớp có vẻ không sai biệt gì đáng kể so với những nước kém phát triển,
nơi mặt hàng sữa vẫn còn thuộc loại xa xỉ. Mọi người thường hay liên hệ
đến canxi khi nói về sức khỏe của xương, nhưng thực ra các yếu tố dinh
dưỡng khác cũng vô cùng quan trọng, đó là phốtpho, kali, các chất khoáng
khác, đạm và vitamin đặc biệt là vitamin D. Chúng cùng đóng vai trò tạo
nên bộ khung xương vững chắc cho cơ thể. Để canxi được cố định vào
xương, cơ thể cần có vitamin D. Do đó, việc đa dạng hóa thực phẩm để
không bị thiếu hoặc dư thừa một chất nào đó là cực kỳ quan trọng.
Sữa bò tốt nhất là để cho… bê?
Điều này có thể làm bạn nổi giận đôi
chút nhưng sống thuận theo tự nhiên có lẽ là chân lý chuẩn xác nhất.
Thật vậy, nhiều chuyên gia cho rằng vạn vật sinh sôi có trật tự, mỗi
loài một đặc tính sinh trưởng riêng biệt, có vay mượn chút ít thì cũng
chỉ là tạm thời bất đắc dĩ.
Thành phần dinh dưỡng (và nhiều chất
khác) có trong sữa của mỗi loài đều khác nhau. Ví dụ, sữa dê, sữa voi,
bò, lạc đà, chó, hải mã… khá khác nhau trong thành phần chất béo, đường
và các chất khoáng. Từ chất đến lượng, mỗi loại đều được “sản xuất” vì
nhu cầu dinh dưỡng tối ưu cho các con nhỏ của mình, và tất nhiên là khác
với sữa người. Bê thì bú sữa bò, và sữa bò thì dành cho bê. Thông
thường ở các loài động vật có vú, các con nhỏ chỉ bú sữa mẹ ở giai đoạn
đầu đời, thường là đến lúc trọng lượng thân tăng lên gấp ba. Chỉ có con
người và mèo nuôi trong gia đình là tiếp tục ăn/uống sữa sau khi đã cai.
Do đó, khi trẻ em dùng sữa bò thì có thể
xảy ra vấn đề dị ứng sữa với các biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu
chảy, đầy hơi, nổi mụn nhọt, phát ban… Điều này đã được ghi nhận ở khắp
các nơi trên thế giới. Thậm chí ở người lớn cũng thường xuyên gặp sự cố
với sữa, lý do là hệ tiêu hóa của người không được thiết kế để uống sữa
khi đã trưởng thành, đặc biệt là không thể tiêu hóa được đường lactose –
loại đường chủ yếu trong sữa.
Trong sữa tươi có chứa một số loại men
như lactase (tiêu hóa đường lactose), galactase (giúp tiêu hóa đường
galactose), phosphatase (hấp thụ canxi) và một số hoạt chất sinh học,
các vitamin. Khi trải qua quá trình chế biến gia nhiệt, chúng đều bị phá
hủy khiến cho sữa trở nên khó tiêu hóa hơn, cân bằng dinh dưỡng ban đầu
bị mất.
http://trithucvn.net/suc-khoe/loi-ich-cua-sua-chi-la-tuyen-truyen.html?utm_content=buffer335f5&utm_medium=social&utm_source=facebook.com&utm_campaign=buffer
0 comments