Nếu là bạn, bạn sẽ trả lời như thế nào?
Còn tôi…
Trước khi cùng bạn phơi-bày-những-góc-khuất, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét Thực chất kinh doanh mô hình đa cấp, mô hình bán hàng đa cấp là gì nhé?
Mô hình bán hàng đa cấp thực chất là gì?
Kinh doanh tiếp thị mạng lưới (Multi-level Marketing: Tiếp thị đa cấp) hoặc Kinh doanh theo mạng (Network Marketing) hay Bán hàng đa cấp chính thống (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức marketing sản phẩm kinh doanh/ bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, khách hàng có thể mua hàng trực tiếp từ người bán hàng hoặc 1 công ty trung gian, chứ không nhất thiết phải tới cửa hàng/ đại lý phân phối như trước nay (Theo Wikipedia)
Mô hình này giúp tất cả các cấp đều tự giác hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau – bởi ai cũng có lợi ích của mình nếu cả nhóm hoạt động tốt. Thật vậy, bất kỳ công ty nào tại Việt Nam muốn phát triển mạnh mẽ và bền vững thì đều nên sử dụng mô hình kinh doanh đa cấp.Công ty nào mà chả có nhiều cấp như hình trên? Nhưng không có cơ chế thưởng xứng đáng thì công ty đó chưa gọi là Mô hình kinh doanh đa cấp!
Tôi lấy ví dụ: Trong mỗi phòng kinh doanh thuộc 1 công ty bất kỳ đều sẽ có 01 người trưởng phòng kinh doanh và các nhân viên kinh doanh. Có 2 tình huống có thể xảy ra:
Trưởng phòng có mức lương cố định: Đơn giản, người TP đó chỉ cần làm đủ trách nhiệm của mình để nhận mức lương đó. Họ sẽ tự căn chỉnh để “hiệu quả công việc phù hợp với mức lương được nhận”. Bạn yêu cầu họ phải dành nhiều thời gian hơn cho đội nhóm? Thúc đẩy các nhân viên làm việc tốt hơn?… Họ sẽ không làm đâu!
Trưởng phòng được thưởng % dựa trên kết quả kinh doanh của cả phòng: Nếu 1 nhân viên trong phòng làm tốt công việc của mình => Người đó có thu nhập tốt => Doanh số trong tháng của phòng tốt => Người trưởng phòng sẽ làm việc hết mình để đốc thúc, hỗ trợ nhân viên làm tốt công việc của họ, vì khi đó cả 2 cùng được lợi: Người nhân viên nhận lương cao hơn + Người trưởng phòng được cty tưởng thưởng xứng đáng với thời gian và công sức đã bỏ ra.
Mô hình thứ (1) là mô hình phổ biến các công ty đang áp dụng bây giờ, và nó khiến khả năng gắn bó với công ty không cao. Mô hình thứ (2) giúp cả nhân viên và người quản lý đều được lợi từ hiệu quả công việc – khả năng gắn bó với công việc, công ty sẽ cao hơn => Sự đóng góp, cống hiến cho công ty nhiều hơn.
Mô hình thứ (2) chính là mô hình kinh doanh đa cấp. Nó có thể giúp cho bất kỳ công ty nào, thuộc bất kỳ lĩnh vực nào có thể tạo lên những đội nhóm bán hàng rất thiện chiến và quyết tâm cao độ – khi họ được nhận những gì họ xứng đáng.
Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình này về Việt Nam, có nhiều công ty lừa đảo núp bóng kinh doanh đa cấp, khiến cho người dân ác cảm với cụm từ “đa cấp”.
Ở nước ngoài, khi nói tới đa cấp họ nghĩ tới 1 mô hình bán hàng nhiều tầng/ nhiều cấp. Còn ở Việt Nam, hễ cứ nói tới “đa cấp” thì người ta liên tưởng với Ung nhọt, Lừa đảo, Cặn bã… Đó là đa cấp trá hình. Chúng ta cần nhìn nhận cho đúng!
Nhưng…Không có lửa thì làm sao có khói?
Mô hình đa cấp chính thống là Cùng-Làm-Cùng-Hưởng, còn ở Việt Nam thì là Không-Cần-Làm-Vẫn-Thành-Tỷ-Phú, các công ty lừa đảo đánh trúng lòng tham của 1 đại bộ phận người Việt “Không muốn vất vả, không muốn làm, nhưng lại muốn có thu nhập cao”. Và đó là lý do khiến các công ty lừa đảo núp bóng đa cấp phát triển.
Vậy như thế nào là đa cấp trá hình? Thế nào là lừa đảo núp bóng đa cấp?
Đa cấp trá hình là gì? Lừa đảo núp bóng đa cấp là gì?
Một số dấu hiệu nhận biết đa cấp trá hình:
Sản phẩm của công ty bị nâng giá lên nhiều chục lần, thậm chí hàng trăm lần, trong khi giá trị sử dụng thực tế là không có.
Khi tham gia phải bỏ 1 số tiền lớn để mua sản phẩm, và được hứa hẹn “khoản tiền đó không cần làm gì sẽ sinh lãi khủng khiếp sau vài năm”.
Phần lớn các mặt hàng đều không có giá trị sử dụng thực sự. Ví dụ như thuốc bổ, mua về không phải để uống, mà là để chờ cơ hội “Sinh lãi siêu lợi nhuận” sau 1 vài năm nữa.
…
Và xin thưa với các bạn, trên đời này không có công việc khiến bạn trở lên giàu có nếu bạn không bỏ ra Trí Tuệ hoặc Công Sức Lao Động. Nhưng vẫn có những người tin vào điều đó, nên mỗi ngày vẫn có những người mới bị lừa.
Nhà nước cho phép Mô hình kinh doanh đa cấp hoạt động và phát triển tại Việt Nam vì nó là 1 mô hình tốt. Nhưng nhà nước nghiêm cấm các hình thức Đa Cấp Trá Hình. Đó là lý do mà Liên Kết Việt & Thiên Ngọc Minh Uy bị thu hồi giấy phép kinh doanh.
18 năm tại Việt Nam, và gần 200 năm trên Thế Giới, chưa có 1 công ty bảo hiểm nào bị “Sờ gáy” hay bị thu giấy phép vì tội “Đa cấp trá hình” cả.
Bất kỳ ai vẽ cho bạn 1 miếng bánh lợi nhuận, và nói bạn chỉ cần bỏ vốn vào và chờ đợi sự giàu có thì bạn nên đề phòng. Bởi trên đời, KHÔNG AI CHO KHÔNG AI CÁI GÌ CẢ – tất cả đều có mục đích đằng sau.
Nhưng nếu có ai nói với bạn – Nếu bạn làm việc chăm chỉ, làm việc xuất sắc bạn sẽ được thưởng nhiều, người hỗ trợ bạn cũng được thưởng nhiều. thì bạn nên tìm hiểu xem TÓM LẠI LÀ BẠN SẼ BÁN THỨ GÌ? Nếu thứ đó có ích & không phạm pháp thì bạn nên thử sức nếu có cơ hội.
Vậy mô hình bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?
Cùng bán qua đại lý, BHNT nghiễm nhiên là đa cấp?
Kinh doanh tiếp thị mạng lưới (Multi-level Marketing: Tiếp thị đa cấp) hay Bán hàng đa cấp chính thống là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, khách hàng có thể mua hàng từ người bán hàng hoặc 1 công ty trung gian chứ không nhất thiết phải tới cửa hàng/đại lý phân phối như trước nay.
Bản chất của mô hình bán hàng đa cấp là nhiều bộ phận/thành viên cùng tham gia và được hưởng lợi từ những đơn hàng thành công. Mô hình này giúp tất cả các cấp đều tự giác hoạt động, tạo nên một đội ngũ thiện chiến và quyết tâm cao độ. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình này tại Việt Nam, có nhiều công ty “trá hình” núp bóng kinh doanh đa cấp, vô tình làm cho một số bộ phận hoài nghi với “đa cấp” – một khái niệm chính thống đã được Nhà nước cho phép hoạt động và phát triển từ lâu.
Bên cạnh đó, cũng chính vì tương đồng mô thức bán sản phẩm qua đại lý khiến nhiều người nhầm lẫn đa cấp và BHNT, vô tình phủ nhận ý nghĩa nhân văn của BHNT do đánh đồng loại hình này với đa cấp không chính thống. Tuy nhiên, bản chất của hai hình thức hoàn toàn không giống nhau.Bán hàng thông qua đại lý nhưng bản chất của BHNT và đa cấp là khác biệt
Nhà nước quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
BHNT là loại hình kinh doanh hợp pháp có điều kiện được quản lý bởi Bộ Tài chính. Theo Nghị định 73 năm 2016 (trước đây là Nghị định 45), một doanh nghiệp bảo hiểm muốn được cấp phép hoạt động kinh doanh BHNT (trừ BH liên kết đơn vị, BH hưu trí) và BH sức khỏe tại Việt Nam cần có vốn pháp định tối thiểu 600 tỷ đồng. Con số này tương ứng là 800 tỷ nếu bán cả BH liên kết đơn vị hoặc BH hưu trí; thậm chí lên đến 1000 tỷ nếu bán đồng thời tất cả loại hình kể trên. Doanh nghiệp BHNT phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn của đội ngũ quản lý, tiêu chuẩn về đại lý bảo hiểm, về biên khả năng thanh toán, cộng thêm các loại quỹ phải thực hiện trích lập như quỹ dự phòng nghiệp vụ, quỹ dự trữ và quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. Quy định này nhằm đảm bảo năng lực tài chính cũng như khả năng chi trả cho khách hàng của các công ty BH trong mọi trường hợp. Các DNBH hàng tháng đều phải có báo cáo gửi cơ quan quản lý, hay cơ quan quản lý phải đảm bảo việc kiểm tra giám sát thường kỳ hoặc đột xuất với DNBH.
Trong khi các loại hình đa cấp “biến tướng” quảng cáo các mức hoa hồng cao ngất ngưỡng để chiêu dụ người mua, doanh nghiệp bảo hiểm không được phép tự ý đặt ra mức hoa hồng mà phải tuân thủ theo Thông tư 50/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 15/05/2017. Điều này giúp giữ cho môi trường kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam minh bạch, rõ ràng, tạo sự đồng nhất giữa tất cả công ty BHNT trên lãnh thổ Việt Nam.
Việc tham gia làm đại lý bán bảo hiểm cũng khác với đa cấp ở chỗ, người có nhu cầu làm đại lý phải đi học, có chứng chỉ đại lý theo quy định của Bộ Tài chính mới được bán sản phẩm BH, tư vấn chào bán sản phẩm cho người cần BH, trái với việc mua vài sản phẩm với giá cực cao để tham gia mạng lưới đa cấp như bán hàng đa cấp “trá hình”.
Theo ông Ngô Trung Dũng – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định rất chặt chẽ thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh các quy định về thành lập và hoạt động của công ty BHNT, các đại lý chỉ được bán sản phẩm bảo hiểm với các quy tắc điều khoản, biểu phí, hợp đồng bảo hiểm, giấy yêu cầu bảo hiểm, minh họa bán hàng đã được Bộ Tài chính phê chuẩn. Vì vậy, để đánh giá về hoạt động BHNT hay đa cấp cần phải hiểu rõ bản chất của nó. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi tìm hiểu bảo hiểm bởi tính hợp pháp đã được pháp luật công nhận.
Làm sao nhận biết một công ty BHNT đáng tin cậy hay không?
Vì “định kiến” BHNT là đa cấp nên không ít người vẫn ngần ngại và chưa chủ động tìm kiếm các giải pháp bảo vệ sức khỏe tài chính của gia đình. Nhưng nếu hiểu đúng bản chất, kinh doanh BHNT rõ ràng là một hoạt động nhân văn mang lại lợi ích cho nhiều phía.
Người được hưởng lợi đầu tiên chính là khách hàng. BHNT giúp khách hàng có ngay quỹ rủi ro đề phòng bệnh tật, quỹ tài chính bảo vệ thu nhập, quỹ hưu trí khi về già thông qua việc tiết kiệm đều đặn và có kỷ luật trong thời gian đóng phí ngắn hạn. Người làm nghề bảo hiểm có cơ hội làm công việc chân chính, giúp ích cho nhiều gia đình lên kế hoạch đảm bảo cuộc sống trong mọi hoàn cảnh. Trong khi đó, doanh nghiệp có nguồn vốn dài hạn từ nguồn phí bảo hiểm, qua đó có thể đầu tư mạnh mẽ hơn vào các loại Trái phiếu chính phủ, Trái phiếu doanh nghiệp được chính phủ bảo lãnh… để sinh lãi đều đặn, ổn định, đảm bảo khả năng kinh doanh dài hạn tại thị trường Việt Nam.
Trái ngược với những hạn chế khi xác định thông tin của các hoạt động kinh doanh đa cấp, người dân hoàn toàn có thể tự kiểm tra về một công ty bảo hiểm mình quan tâm xem có đáng tin cậy để đầu tư hay không. Công ty đó phải có giấy phép đăng ký kinh doanh rõ ràng với sản phẩm được Bộ Tài chính cấp phép. Các thông tin quan trọng của công ty BHNT như danh mục sản phẩm, doanh thu, các quy định mới… đều được đăng tải và cập nhật công khai, minh bạch tại Cổng thông tin điện tử của Cục quản lý giám sát bảo hiểm tại địa chỉ http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/cqlgsbh.Minh họa kết quả tìm kiếm về một công ty BHNT tại hệ thống quản lý của Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm.
Phân biệt Bảo hiểm và Đa cấp Trá hình
Bảo hiểm nhân thọ là 1 sản phẩm hợp pháp, người làm bảo hiểm có thể tự tin bước ra đường và nói to “Tôi làm bảo hiểm nhân thọ” mà không sợ các cơ quan chức năng “sờ gáy”.
Nhưng vẫn có những thành phần lừa đảo núp bóng mô hình đa cấp để Vẽ lên những Chiếc Bánh Lợi Nhuận khổng lồ, nơi mà mọi người chỉ cần GỬI TIỀN VÀO, MUA SẢN PHẨM…
VÀ ngồi chờ SUNG RỤNG VÀO MỒM… Đa cấp trá hình chỉ có thể lừa được những người THIẾU HIỂU BIẾT + THÍCH HƯỞNG MÀ KHÔNG THÍCH LÀM.
Kết thúc bài viết, Tôi tin bạn đã hiểu rõ:Mô hình đa cấp chính thống là giúp đỡ nhau cùng phát triển. Đa cấp trá hình là lừa nhau để lợi cho bản thân mình.
Mô hình kinh doanh đa cấp không xấu, thậm chí là còn rất tuyệt vời. Nếu có thể áp dụng được vào các công ty thì tỷ lệ nhân viên bất mãn chế độ sẽ rất thấp.
Mô hình Bảo hiểm nhân thọ là 1 hình thức kinh doanh hợp pháp – Nếu không làm không có tiền, Làm thì sẽ có tiền + thưởng tương xứng. Mà lương, thưởng đều do bộ tài chính phê duyệt.
Bảo hiểm nhân thọ chịu sự giám sát trực tiếp từ Bộ tài chính, không thể làm sai được. Sai hay Lỗi là do người đại lý tư vấn Non, chứ không phải do công ty bảo hiểm, đổ lỗi do mô hình đa cấp là ẤU TRĨ, THIẾU HIỂU BIẾT.
Hãy giúp người thân của mình đề phòng các hình thức đa cấp trá hình.
Và tôi, một đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp có thể tự tin tuyên bố rằng: “Bảo hiểm nhân thọ không phải đa cấp”. Là 1 nghề nghiệp hợp pháp, đầy tính nhân văn và đáng tự hào!
Còn bạn thì sao?
Kỹ năng gọi điện thoại trong BHNT đỉnh của đỉnh .
0 comments