Monday, December 16, 2024

CÁC CÂU TÍNH TOÁN MỚI NHẤT 11/2024 (GIẢI THÍCH CÁCH TÍNH)

Dạng 1: Hỏi về tính toán sản phẩm Liên kết chung Câu 1: Ngày 28/02/2000, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm liên kết chung có thời hạn 50 năm với số phí đóng định kỳ hàng năm là 100 triệu đồng, phí đóng thêm năm đầu là 500 triệu đồng. Hợp đồng bảo hiểm liên kết chung có tỷ lệ phí ban đầu quy định như sau: Tỷ lệ phí ban đầu/phí bảo hiểm cơ bản năm theo năm đóng phí lần lượt là: năm 1 là 50%, năm 2 là 30%, năm 3 là 20%, năm 4 là 10%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 2%. Tỷ lệ phí ban đầu/phí đóng thêm theo năm đóng phí lần lượt là: từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 là 2%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 0%. Phí bảo hiểm rủi ro của hợp đồng là 260 nghìn đồng/tháng. Phí quản lý hợp đồng là 40 nghìn đồng/tháng (các khoản phí được khấu trừ vào ngày hiệu lực hợp đồng và ngày kỷ niệm tháng hợp đồng). Lãi suất đầu tư của quỹ Liên kết chung được công ty công bố cho Quý 1 năm 2000 là 12%/năm. Giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại thời điểm 31/3/2000 là: A. 540 triệu đồng. B. 539,7 triệu đồng. C. 544,797 triệu đồng. D. 542 triệu đồng. Giải thích: Giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại thời điểm 31/3/2000 là: • Phí cơ bản: 100tr –50tr(50%) = 50tr • Phí đóng thêm: 500tr – 10tr(500tr*2%) = 490tr • Tổng phân bổ: 50tr + 490tr = 540tr • Trừ 2 (phí rủi ro và quản lý HĐ) ngày 28/2: 540tr – 300(260+40) = 539tr700 • Lãi suất 1 tháng (ngày 28/3): 539tr700 + (539tr700*0.01) 5.397 = 545tr097 • Trừ 2 (phí rủi ro và quản lý HĐ) ngày 28/3: 545tr097 – 300 = 544tr797 Câu 2: Ngày 28/02/2000, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm liên kết chung có thời hạn 50 năm với số phí đóng định kỳ hàng năm là 100 triệu đồng, phí đóng thêm năm đầu là 500 triệu đồng. Hợp đồng bảo hiểm liên kết chung có tỷ lệ phí ban đầu quy định như sau: Tỷ lệ phí ban đầu/phí bảo hiểm cơ bản năm theo năm đóng phí lần lượt là: năm 1 là 50%, năm 2 là 30%, năm 3 là 20%, năm 4 là 10%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 2%. Tỷ lệ phí ban đầu/phí đóng thêm theo năm đóng phí lần lượt là: từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 là 2%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 0%. Phí bảo hiểm rủi ro của hợp đồng là 300 nghìn đồng/tháng. Phí quản lý hợp đồng là 40 nghìn đồng/tháng (các khoản phí được khấu trừ vào ngày hiệu lực hợp đồng và ngày kỷ niệm tháng hợp đồng). Giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại thời điểm 02/03/2000 là: A. 540 triệu đồng. B. 600 triệu đồng. C. 539,66 triệu đồng. D. 540,66 triệu đồng. Giải thích: Giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại thời điểm 02/03/2000 là: • Phí cơ bản: 100tr –50tr(50%) = 50tr • Phí đóng thêm: 500tr – 10tr(500tr*2%) = 490tr • Tổng phân bổ: 50tr + 490tr = 540tr • Trừ 2 (phí rủi ro và quản lý HĐ) ngày 28/2: 540tr – 340(300+40) = 539tr66 Câu 3: Ngày 28/02/2000, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm liên kết chung có thời hạn 50 năm với số phí đóng định kỳ hàng năm là 100 triệu đồng, phí đóng thêm năm đầu là 300 triệu đồng. Ngày 30/12/2000, chị C nộp thêm phí đóng thêm vào hợp đồng 100 triệu đồng. Ngày 28/02/2001, chị C nộp 100 triệu đồng phí cơ bản và 600 triệu đồng phí đóng thêm. Hợp đồng bảo hiểm liên kết chung tỷ lệ phí ban đầu quy định như sau: Tỷ lệ phí ban đầu/phí bảo hiểm cơ bản năm theo năm đóng phí lần lượt là: năm 1 là 50%, năm 2 là 30%, năm 3 là 20%, năm 4 là 10%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 2%. Tỷ lệ phí ban đầu/phí đóng thêm theo năm đóng phí lần lượt là: từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 là 2%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 0%. Tổng số phí bảo hiểm đã được phân bổ vào giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại thời điểm 31/12/2001 là: A. 896 triệu đồng B. 1 tỷ đồng C. 1,002 tỷ đồng D. 1,1 tỷ đồng Giải thích: Tổng số phí bảo hiểm đã được phân bổ vào giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại thời điểm 31/12/2001 là: • Phí cơ bản năm 1: 100tr –50tr(50%) = 50tr • Phí cơ bản năm 2: 100tr –50tr(50%) = 70tr • Phí đóng thêm năm 1: 400tr – 8tr(400tr*2%) = 392tr • Phí đóng thêm năm 2: 500tr – 10tr(500tr*2%) = 490tr • Phân bổ năm 1: 392tr + 50tr = 442tr • Phân bổ năm 2: 490tr + 70tr = 560tr • Tổng phân bổ: 442tr + 560tr = 1002tỷ  Nguyên tắc đóng phí đóng thêm chỉ gấp 5 lần phí CB Câu 4: Ngày 28/02/2000, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm liên kết chung có thời hạn 50 năm với số phí đóng định kỳ hàng năm là 100 triệu đồng, phí đóng thêm năm đầu là 100 triệu đồng. Ngày 30/12/2000 chị C nộp thêm phí đóng thêm vào hợp đồng là 200tr. Hợp đồng bảo hiểm liên kết chung tỷ lệ phí ban đầu quy định: năm thứ nhất là 50%, năm thứ 2 là 30%, năm thứ 3 là 20%, năm thứ 4 là 10%, năm thứ 10 là 2%. Tỷ lệ phí ban đầu/phí đóng thêm theo năm đóng phí là từ năm thứ 1 đến năm thứ là 2%, năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 0%. Tổng số phí bảo hiểm đã được phân bổ vào GTTK hợp đồng của chị C tại thời điểm 31/12/2000 là: A. 344 triệu B. 400 triệu C. 350 triệu D. 348 triệu Giải thích: Tổng số phí bảo hiểm đã được phân bổ vào GTTK hợp đồng của chị C tại thời điểm 31/12/2000: • Phí cơ bản năm 1: 100tr –50tr(50%) = 50tr • Phí đóng thêm: 100tr – 2tr(100tr*2%) = 98tr • Phí đóng thêm: 200tr – 4tr(200tr*2%) = 196tr • Phân bổ: 98tr + 50tr = 148tr • Phân bổ: 196tr • Tổng phân bổ: 148tr + 196tr = 344tr Câu 5: Ngày 28/02/2000, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm liên kết chung có thời hạn 50 năm với số phí đóng định kỳ hàng năm là 100 triệu đồng, phí đóng thêm năm đầu là 500 triệu đồng. Ngày 28/02/2001, chị C nộp 100 triệu đồng phí cơ bản và 200 triệu đồng phí đóng thêm. Hợp đồng bảo hiểm liên kết chung tỷ lệ phí ban đầu quy định như sau: Tỷ lệ phí ban đầu/phí bảo hiểm cơ bản năm theo năm đóng phí lần lượt là: năm 1 là 50%, năm 2 là 30%, năm 3 là 20%, năm 4 là 10%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 2%. Tỷ lệ phí ban đầu/ phí đóng thêm theo năm đóng phí lần lượt là: từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 là 2%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 0%. Tổng số phí bảo hiểm đã được phân bổ vào giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại thời điểm 31/12/2001 là: A. 700 triệu B. 736 triệu C. 806 triệu D. 900 triệu Giải thích: Tổng số phí bảo hiểm đã được phân bổ vào giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại thời điểm 31/12/2001 là: • Phí cơ bản năm 1: 100tr –50tr(50%) = 50tr • Phí cơ bản năm 2: 100tr –50tr(50%) = 70tr • Phí đóng thêm năm 1: 500tr – 10tr(500tr*2%) = 490tr • Phí đóng thêm năm 2: 200tr – 4tr(200tr*2%) = 196tr • Phân bổ năm 1: 490tr + 50tr = 540tr • Phân bổ năm 2: 196tr + 70tr = 266tr • Tổng phân bổ: 540tr + 266tr = 806tr Câu 6: Ngày 28/02/2000, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm liên kết chung có thời hạn 50 năm với số phí đóng định kỳ hàng năm là 100 triệu đồng, phí đóng thêm năm đầu là 500 triệu đồng. Ngày 30/12/2000, chị C nộp thêm phí đóng thêm vào hợp đồng 200 triệu đồng. Hợp đồng bảo hiểm liên kết chung tỷ lệ phí ban đầu quy định như sau: Tỷ lệ phí ban đầu/phí bảo hiểm cơ bản năm theo năm đóng phí lần lượt là: năm 1 là 50%, năm 2 là 30%, năm 3 là 20%, năm 4 là 10%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 2%. Tỷ lệ phí ban đầu/phí đóng thêm theo năm đóng phí lần lượt là: từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 là 2%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 0%. Tổng số phí bảo hiểm đã được phân bổ vào giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại thời điểm 31/12/2000 là: A. 540 triệu đồng. B. 736 triệu đồng. C. 600 triệu đồng. D. 700 triệu đồng. Giải thích: Tổng số phí bảo hiểm đã được phân bổ vào giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại thời điểm 31/12/2000 là: • Phí cơ bản năm 1: 100tr –50tr(50%) = 50tr • Phí đóng thêm năm 1: 500tr – 10tr(500tr*2%) = 490tr • Tổng phân bổ: 490tr + 50tr = 540tr • Nguyên tắc: Phí đóng thêm chỉ được gấp 5 lần phí CB Câu 7: Ngày 28/02/2000, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm liên kết chung có thời hạn 50 năm với số phí đóng định kỳ hàng năm là 100 triệu đồng, phí đóng thêm năm đầu là 100 triệu đồng. Ngày 30/12/2000, chị C nộp thêm phí đóng thêm vào hợp đồng 600 triệu đồng. Hợp đồng bảo hiểm liên kết chung tỷ lệ phí ban đầu quy định như sau: Tỷ lệ phí ban đầu/phí bảo hiểm cơ bản năm theo năm đóng phí lần lượt là: năm 1 là 50%, năm 2 là 30%, năm 3 là 20%, năm 4 là 10%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 2%. Tỷ lệ phí ban đầu/phí đóng thêm theo năm đóng phí lần lượt là: từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 là 2%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 0%. Tổng số phí bảo hiểm đã được phân bổ vào giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại thời điểm 31/12/2000 là: A. 344 triệu đồng. B. 540 triệu đồng. C. 800 triệu đồng. D. 736 triệu đồng. Giải thích: Tổng số phí bảo hiểm đã được phân bổ vào giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại thời điểm 31/12/2000 là: • Phí cơ bản năm 1: 100tr –50tr(50%) = 50tr • Phí đóng thêm năm 1: 500tr – 10tr(500tr*2%) = 490tr • Tổng phân bổ: 490tr + 50tr = 540tr • Nguyên tắc: Phí đóng thêm chỉ được gấp 5 lần phí CB Câu 8: Ngày 28/02/2000, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm liên kết chung có thời hạn 50 năm với số phí đóng định kỳ hàng năm là 100 triệu đồng, phí đóng thêm năm đầu là 500 triệu đồng. Ngày 01/3/2000, chị C đóng thêm 100 triệu đồng phí đóng thêm. Hợp đồng bảo hiểm liên kết chung có tỷ lệ phí ban đầu quy định như sau: Tỷ lệ phí ban đầu/phí bảo hiểm cơ bản năm theo năm đóng phí lần lượt là: năm 1 là 50%, năm 2 là 30%, năm 3 là 20%, năm 4 là 10%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 2%. Tỷ lệ phí ban đầu/phí đóng thêm theo năm đóng phí lần lượt là: từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 là 2%, từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 là 0%. Phí bảo hiểm rủi ro của hợp đồng là 260 nghìn đồng/tháng. Phí quản lý hợp đồng là 40 nghìn đồng/tháng (các khoản phí được khấu trừ vào ngày hiệu lực hợp đồng và ngày kỷ niệm tháng hợp đồng). Lãi suất đầu tư của quỹ liên kết chung được công ty công bố cho Quý 1 năm 2000 là 12%/năm. Giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại ngày 02/4/2000 là: A. 540 triệu đồng. B. 700 triệu đồng. C. 544,797 triệu đồng. D. 637,66 triệu đồng. Giải thích: Giá trị tài khoản hợp đồng của chị C tại ngày 02/4/2000 là: • Phí cơ bản: 100tr –50tr(50%) = 50tr • Phí đóng thêm: 500tr – 10tr(500tr*2%) = 490tr • Tổng phân bổ: 50tr + 490tr = 540tr • Trừ 2 (phí rủi ro và quản lý HĐ) ngày 28/2: 540tr – 300(260+40) = 539tr700 • Lãi suất 1 tháng (ngày 28/3): 539tr700 + (539tr700*0.01) 5.397 = 545tr097 Trừ 2 (phí rủi ro và quản lý HĐ) ngày 28/3: 545tr097 – 300 = 544tr797 • Nguyên tắc: Phí đóng thêm chỉ được gấp 5 lần phí CB Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng về lãi suất đầu tư của sản phẩm liên kết chung: A. Bên mua bảo hiểm được hưởng kết quả đầu tư và có thể thấp hơn mức lãi suất cam kết tối thiểu mà doanh nghiệp đưa ra B. Bên mua bảo hiểm được hưởng kết quả đầu tư bằng với mức lãi suất cam kết tối thiểu mà doanh nghiệp đưa ra C. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cam kết lãi suất tối thiểu, trong trường hợp đầu tư lỗ thì sử dụng tài sản của quỹ chủ sở hữu bù đắp phần thâm hụt D. Doanh nghiệp bảo hiểm không cần cam kết lãi suất tối thiểu Giải thích: Đáp án đúng là: C Trong sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, doanh nghiệp bảo hiểm thường cam kết một mức độ tối thiểu cho bên mua bảo hiểm. Điều này có nghĩa là dù kết quả đầu tư có thể biến động, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải đảm bảo rằng người mua bảo hiểm sẽ nhận được mức năng suất tối thiểu ở mức tối thiểu. Nếu kết quả đầu tư không đạt được khả năng này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải sử dụng tài sản của chủ sở hữu để bù đắp, đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm. Dạng 2: Hỏi về tính toán sản phẩm bảo hiểm tử kỳ Câu 1: Ngày 15/6/2015, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm tử kỳ với số tiền bảo hiểm giảm dần. Số tiền bảo hiểm ban đầu là 1 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm là 15 năm. Tại mỗi ngày kỷ niệm hợp đồng, số tiền bảo hiểm sẽ tự động trừ thêm 5% số tiền bảo hiểm ban đầu (tại thời điểm ký hợp đồng). Ngày 01/06/2025, chị C không may bị tử vong. Số tiền bảo hiểm mà người thụ hưởng sẽ nhận được là: A. 500 triệu đồng. B. 550 triệu đồng. C. 1 tỷ đồng. D. Không nhận được gì Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (16/06/2015) • STBH 1 tỷ • Mỗi năm STBH bị trừ: -5% • Ngày xảy ra sự kiện (01/06/2025): (16/06/2015) - (01/06/2025) = 9 năm (chưa qua ngày kiểm niệm HĐ) • KH bị tử vong, số tiền bảo hiểm mà người thụ hưởng sẽ nhận được • STBH KH nhận: 1 tỷ – 450tr(5%*9năm*1tỷ) = 550tr Câu 2: Ngày 16/5/2015, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm tử kỳ với số tiền bảo hiểm giảm dần. Số tiền bảo hiểm ban đầu là 1 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm là 15 năm. Tại mỗi ngày kỷ niệm hợp đồng, số tiền bảo hiểm sẽ tự động trừ thêm 5% số tiền bảo hiểm ban đầu (tại thời điểm ký hợp đồng). Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng năm của chị C là 0,4% số tiền bảo hiểm. Ngày 16/5/2020, chị C quên nộp phí bảo hiểm. Ngày 01/6/2020, chị C bị tử vong do tai nạn. Số tiền bảo hiểm mà người thụ hưởng sẽ nhận được là: A. 1 tỷ đồng. B. 750 triệu đồng. C. 747 triệu đồng. D. 700 triệu đồng. Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (16/06/2015) • STBH 1 tỷ • Mỗi năm STBH bị trừ: -5% • Tỷ lệ phí BH hằng năm: -0.4% • Ngày xảy ra sự kiện (01/06/2020): (16/06/2015) - (01/06/2025) = 5 năm (đã qua ngày kiểm niệm HĐ) • KH bị tử vong do tai nạn, số tiền bảo hiểm mà người thụ hưởng sẽ nhận được • STBH: 1tỷ – 450tr(5%*5năm*1tỷ) = 750tr • Tỷ lệ phí BH: 0.4% *750tr= 3tr • Tổng: 750tr – 3tr = 747tr Câu 3: Ngày 15/6/2015, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm tử kỳ với số tiền bảo hiểm giảm dần. Số tiền bảo hiểm ban đầu là 1 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm là 15 năm. Tại mỗi ngày kỷ niệm hợp đồng, số tiền bảo hiểm sẽ tự động trừ thêm 5% số tiền bảo hiểm ban đầu (tại thời điểm ký hợp đồng). Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng năm của chị C là 0,4% số tiền bảo hiểm. Số phí bảo hiểm mà chị C phải nộp tại ngày kỷ niệm hợp đồng năm 2020 là: A. 4 triệu đồng. B. 3,5 triệu đồng. C. 3 triệu đồng. D. 3,9 triệu đồng. Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (15/06/2015) • STBH 1 tỷ • Mỗi năm STBH bị trừ: -5% • Tỷ lệ phí BH hằng năm: -0.4% • Ngày kỷ niệm HĐ (15/06/2020): (15/06/2015) - (15/06/2025) = 5 năm (đã qua ngày kiểm niệm HĐ) • Số phí bảo hiểm mà chị C phải nộp tại ngày kỷ niệm hợp đồng năm 2020 là • STBH: 1tỷ – 450tr(5%*5năm*1tỷ) = 750tr • Tỷ lệ phí BH: 0.4% *750tr= 3tr Câu 4: Ngày 01/01/2015, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm tử kỳ STBH giảm dần, STBH ban đầu là 1 Tỷ, mỗi năm giảm 5% so với STBH ban đầu. Tỉ lệ phí so với STBH là 0,4%. Ngày 01/01/2020 chị A sẽ phải đóng phí là: A. 3,6 triệu đồng. B. 3 triệu đồng. C. 4 triệu đồng. D. 6 triệu đồng Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (01/01/2015) • STBH 1 tỷ • Mỗi năm STBH bị trừ: -5% • Tỷ lệ phí BH hằng năm: -0.4% • Ngày kỷ niệm HĐ (01/01/2020): (01/01/2015) - (01/01/2020) = 5 năm (đã qua ngày kiểm niệm HĐ) • Ngày 01/01/2020 chị A sẽ phải đóng phí là • STBH: 1tỷ – 450tr(5%*5năm*1tỷ) = 750tr • Tỷ lệ phí BH: 0.4% *750tr= 3tr Câu 5: Ông A mua bảo hiểm ngày 30/01/2025. Mua bảo hiểm tử kỳ giảm dần số tiền bảo hiểm 500 triệu, mỗi năm số tiền BH giảm 5% so với số tiền bảo hiểm ban đầu, tỷ lệ phí là 0,4%/năm. Năm 2027 A mất, công ty sẽ chi trả bao nhiêu tiền? A. 500 triệu đồng. B. 450 triệu đồng. C. 475 triệu đồng. D. 425 triệu đồng Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (30/01/2025) • STBH 500tr • Mỗi năm STBH bị trừ: -5% • Tỷ lệ phí BH hằng năm: -0.4% • Ngày kỷ niệm HĐ (30/01/2027): (30/01/2027) - (30/01/2025) = 2 năm (đã qua ngày kiểm niệm HĐ) • KH bị tử vong, số tiền bảo hiểm mà người thụ hưởng sẽ nhận được • Tổng: 500tr – 50tr(5%*2năm*500tr) = 450tr Câu 6: Ngày 30/01/2010, ông A tham gia hợp đồng bảo hiểm tử kỳ với số tiền bảo hiểm tăng dần. Số tiền bảo hiểm là 1 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm là 20 năm. Theo điều khoản sản phẩm, số tiền bảo hiểm tại mỗi ngày kỷ niệm hợp đồng sẽ tự động cộng thêm 5% số tiền bảo hiểm ban đầu (tại thời điểm ký hợp đồng). Ngày 30/6/2015, ông A không may qua đời. Số tiền bảo hiểm mà gia đình ông A nhận được là: A. 1 tỷ đồng. B. 1,25 tỷ đồng. C. 1,34 tỷ đồng. D. Không nhận được gì. Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (30/01/2010) • STBH 1 tỷ • Mỗi năm STBH tăng: +5% • Ngày xảy ra sự kiện (30/06/2015): (30/06/2015) - (30/01/2010) = 5 năm (đã qua ngày kiểm niệm HĐ) • KH bị tử vong, chưa đóng phí (trong thời gian gia hạn) số tiền bảo hiểm mà người thụ hưởng sẽ nhận được Tổng: 1tỷ + 50tr(5%*5năm*1tỷ) = 1.25tỷ Câu 7: Ngày 30/01/2020, ông A tham gia sản phẩm bảo hiểm tử kỳ với số tiền bảo hiểm tăng dần, số tiền bảo hiểm 1 tỷ, thời hạn hơp đồng 20 năm, phí bảo hiểm định kỳ 10 triệu. Theo điều khoản sản phẩm, số tiền bảo hiểm tại mỗi ngày kỷ niệm hợp đồng sẽ tự động cộng thêm 5% số tiền bảo hiểm ban đầu (tại thời điểm ký Hợp đồng). Ngày 30/01/2015, ông anh quên đóng phí. Ngày 30/06/2015 ông A qua đời. Vậy công ty sẽ chi trả: A. 1,25 tỷ B. 1,24 tỷ C. Không nhận gì D. 1 tỷ Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (30/01/2020) • STBH 1 tỷ • Mỗi năm STBH tăng: +5% • Phí đóng: 10tr/năm • Ngày xảy ra sự kiện (30/01/2015): (30/01/2015) - (30/01/2010) = 5 năm (đã qua ngày kiểm niệm HĐ) • KH bị tử vong, chưa đóng phí (30/1/2015, HĐ mất hiệu lực 05 tháng) số tiền bảo hiểm mà người thụ hưởng sẽ nhận được Mất hiệu lực HĐ quá 60 ngày gia hạn, không nhận gì. Câu 8: Ngày 30/01/2010, ông B tham gia hợp đồng bảo hiểm tử kỳ với số tiền bảo hiểm tăng dần. Số tiền bảo hiểm là 1 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm là 20 năm, phí bảo hiểm đóng định kỳ là 10 triệu đồng. Theo điều khoản sản phẩm, số tiền bảo hiểm tại mỗi ngày kỷ niệm hợp đồng sẽ tự động cộng thêm 5% số tiền bảo hiểm ban đầu (tại thời điểm ký hợp đồng). Ngày 30/01/2015, ông B quên không đóng phí bảo hiểm định kỳ. Ngày 28/02/2015 ông B không may qua đời do tai nạn. Số tiền bảo hiểm mà gia đình ông B nhận được là: A. 1,25 tỷ đồng. B. 1,24 tỷ đồng. C. Không nhận được gì. Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (30/01/2010) • STBH 1 tỷ • Mỗi năm STBH tăng: +5% • Phí đóng: 10tr/năm • Ngày xảy ra sự kiện (28/02/2015): (30/06/2015) - (30/01/2010) = 5 năm (đã qua ngày kiểm niệm HĐ) • KH bị tử vong do tai nạn, chưa đóng phí (trong thời gian gia hạn) số tiền bảo hiểm mà người thụ hưởng sẽ nhận được • Tổng: 1tỷ + 50tr(5%*5năm*1tỷ) = 1.25tỷ • Chưa đóng phí (30/01/2015): 1.25 tỷ - 10tr = 1.24 tỷ Câu 9: Ngày 30/01/2010, ông A tham gia hợp đồng bảo hiểm tử kỳ với số tiền bảo hiểm tăng dần. Số tiền bảo hiểm là 1 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm là 20 năm. Theo điều khoản sản phẩm, số tiền bảo hiểm tại mỗi ngày kỷ niệm hợp đồng sẽ tự động cộng thêm 5% số tiền bảo hiểm ban đầu (tại thời điểm ký hợp đồng). Số tiền bảo hiểm mà ông A nhận được khi kết thúc thời hạn bảo hiểm là: A. 2 tỷ đồng. B. 2,65 tỷ đồng. C. Không nhận được gì nếu không xảy ra sự kiện bảo hiểm. Giải thích: Đáp án đúng là: C. Không nhận được gì nếu không xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bảo hiểm tử kỳ khác với bảo hiểm sinh kỳ. Bảo hiểm tử kỳ sẽ chỉ chi trả khi NĐBH tử vong trong thời hạn hợp đồng. Nếu người được bảo hiểm vẫn còn sống đến cuối thời hạn hợp đồng, thì NTH sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền nào. Câu 10: Ngày 10/11/2020, chị C tham gia bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí thời hạn 15 năm với số tiền bảo hiểm 15 triệu đồng, phí bảo hiểm 300 ngàn đồng một năm. Ngày 15/03/2024, chị C tử vong do tai nạn, công ty chi trả: A. 15 triệu B. 16,2 triệu C. 15,9 triệu D. Không nhận được gì Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (20/11/2020) • STBH 15tr • Phí đóng: 300 nghìn/năm • Ngày xảy ra sự kiện (15/03/2024): (15/03/2024) - (20/11/2010) = 4 năm (đã qua ngày kiểm niệm HĐ) • KH bị tử vong do tai nạn, số tiền bảo hiểm mà người thụ hưởng sẽ nhận được • Tổng: 15tr, vì còn trong 15 năm thỏa thuận nên BH tử kỳ được thanh toán theo STBH là 15tr Câu 11: Ngày 10/11/2020, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí thời hạn 15 năm với số tiền bảo hiểm là 15 triệu đồng, phí bảo hiểm định kỳ hàng năm là 300 nghìn đồng. Số tiền chị C nhận được tại thời điểm đáo hạn hợp đồng nếu không xảy ra sự kiện bảo hiểm là: A. 15 triệu đồng. B. 11,5 triệu đồng. C. 4,5 triệu đồng. D. Không nhận được gì vì không xảy ra sự kiện bảo hiểm. Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (20/11/2020) • STBH 15tr • Phí đóng: 300 nghìn/năm • Thời hạn 15 năm • Số tiền chị C nhận được tại thời điểm đáo hạn hợp đồng nếu không xảy ra sự kiện bảo hiểm là: • Tổng: 15 năm * 300 nghìn = 4.5 tr Câu 12: Ngày 30/6/2010, ông A tham gia hợp đồng bảo hiểm tử kỳ với số tiền bảo hiểm là 1 tỷ đồng, thời hạn hợp đồng là 20 năm, phí bảo hiểm đóng định kỳ hàng năm là 3,5 triệu đồng. Do khó khăn trong kinh doanh vì đại dịch Covid 19, đến ngày 30/6/2020, ông A không nộp phí đóng định kỳ cho công ty bảo hiểm. Ngày 03/8/2020, ông A không may tử vong do tai nạn xe máy. Trong trường hợp này: A. Công ty bảo hiểm không thanh toán quyền lợi bảo hiểm do hợp đồng bảo hiểm đã bị mất hiệu lực từ ngày 30/6/2020. B. Công ty bảo hiểm thanh toán 1 tỷ đồng. C. Công ty bảo hiểm thanh toán 2 tỷ đồng. D. Công ty bảo hiểm thanh toán 996,5 triệu đồng. Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (30/06/2010) • STBH 1 tỷ • Phí đóng: 3.5tr/năm • Ngày xảy ra sự kiện (30/08/2022): • Ngày kỉ niệm HĐ (30/06/2020) - (30/06/2010) = 10 năm (đã qua ngày kiểm niệm HĐ) • Bị tử vong do tai nạn, chưa đóng phí (trong thời gian gia hạn): • Tổng: 1 tỷ - 3.5 tr (chưa đóng phí) = 996.5tr Câu 13: Ngày 30/6/2010, ông A tham gia hợp đồng bảo hiểm tử kỳ với số tiền bảo hiểm là 1 tỷ đồng, thời hạn hợp đồng là 20 năm, phí bảo hiểm đóng định kỳ hàng năm là 3,5 triệu đồng. Đến ngày 30/6/2020, ông A không nộp phí đóng định kỳ cho công ty bảo hiểm. Ngày 03/8/2020, ông A không may bị tai nạn nằm viện hết 50 triệu đồng. Trong trường hợp này: A. Công ty bảo hiểm không thanh toán quyền lợi bảo hiểm do hợp đồng bảo hiểm đã bị mất hiệu lực từ ngày 30/6/2020. B. Công ty bảo hiểm không thanh toán. C. Công ty bảo hiểm thanh toán 50 triệu đồng. D. Công ty bảo hiểm thanh toán 996,5 triệu đồng. Giải thích: Đáp án đúng là: B. Công ty bảo hiểm không thanh toán. Bảo hiểm tử kỳ thường không thanh toán viện phí. • Bảo hiểm tử kỳ: Loại hình bảo hiểm này được thiết kế chủ yếu để cung cấp một khoản tiền bồi thường cho NTH khi NĐBH tử vong. Câu 14: Ngày 10/11/2020, anh A tham gia hợp đồng bảo hiểm tử kỳ có thể tái tục với số tiền bảo hiểm là 1 tỷ đồng, số phí bảo hiểm là 5 triệu đồng/năm, thời hạn hợp đồng là 10 năm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng và không xảy ra sự kiện bảo hiểm. Phương án nào dưới đây là đúng: A. Anh A nhận được 50 triệu đồng phí đã đóng. B. Anh A nhận được 1 tỷ đồng. C. Anh A có thể tiếp tục tham gia hợp đồng tử kỳ mới với số tiền bảo hiểm và số phí không đổi mà không cần thẩm định lại sức khỏe. D. Anh A có thể tiếp tục tham gia hợp đồng bảo hiểm mới với số tiền bảo hiểm không vượt quá 1 tỷ đồng và mức phí bảo hiểm xác định theo độ tuổi mới mà không cần thẩm định lại sức khỏe. Giải thích: Đáp án đúng là: D Đặc điểm của loại hình bảo hiểm này là NĐBH có quyền tiếp tục gia hạn hợp đồng khi đến hạn mà không cần phải chứng minh lại tình trạng sức khỏe. Điều này giúp khách hàng duy trì sự bảo vệ liên tục. Tuy nhiên, khi tái tục, số tiền bảo hiểm có thể được điều chỉnh, thường không vượt quá số tiền bảo hiểm ban đầu. Mức phí bảo hiểm cũng sẽ được tính lại dựa trên độ tuổi mới của người được bảo hiểm Câu 15: Người được bảo hiểm tử vong trong hợp đồng bảo hiểm tử kỳ A. Trả tiền cho người thụ hưởng B. Trả tiền cho Bên mua bảo hiểm Giải thích: Đáp án đúng là: A. Trả tiền cho người thụ hưởng Trong hợp đồng bảo hiểm nguy hiểm, khi NĐBH tử vong trong thời hạn bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm theo HĐ cho NTH đã được xác định rõ ràng. NTH là người được BMBH chỉ định để nhận số tiền bảo hiểm khi xảy ra sự cố bảo hiểm. Dạng 3: Hỏi về tính toán sản phẩm bảo hiểm sinh kỳ Câu 1: Ngày 01/10/2012, ông A tham gia hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ thời hạn 10 năm đóng phí định kỳ với số phí đóng định kỳ là 100 triệu đồng, số tiền bảo hiểm là 1,2 tỷ đồng. Ngày 01/11/2022, ông A bị tai nạn nằm viện hết 50 triệu đồng. Số tiền bảo hiểm mà ông A nhận được từ hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ nêu trên là: A. 1,2 tỷ đồng. B. 1,25 tỷ đồng. Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (01/06/2012) • STBH 1.2 tỷ • Phí đóng: 100tr • Ngày xảy ra sự kiện (01/11/2022): Tai nạn nằm viện • Thời hạn HĐ: 10 năm • Sau 10 năm đáo hạn, KH sẽ nhận được số tiền là 1.2 tỷ, không được thanh toán viện phí Câu 2: Năm 2015, ông A tham gia hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ thời hạn 10 năm đóng phí định kỳ với số phí đóng định kỳ là 100 triệu đồng, số tiền bảo hiểm là 1,2 tỷ đồng. Năm 2023, ông A bị tử vong do tai nạn. Số tiền bảo hiểm mà ông A nhận được là: A. 1,2 tỷ đồng. B. 800 triệu đồng. C. 2 tỷ đồng. D. Không nhận được gì. Giải thích: Đáp án đúng là: D. Không nhận được gì. Điều kiện để nhận tiền: Theo quy định của HĐBH sinh kỳ, NĐBH chỉ được nhận số tiền bảo hiểm khi còn sống đến cuối thời hạn hợp đồng. Sự kiện tử vong: Trong trường hợp này, dù ông A có tham gia bảo hiểm sinh kỳ và đã đóng phí bảo hiểm trong nhiều năm, nhưng do ông A đã tử vong trước khi hợp đồng đáo hạn nên NTH sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền bảo hiểm nào. Câu 3: Năm 2010, bà C tham gia hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ thời hạn 15 năm, đóng phí một lần, số tiền bảo hiểm khi đáo hạn là 1,5 tỷ đồng. Năm 2021, bà C nằm viện do tai nạn, chi phí nằm viện hết 30 triệu đồng. Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán cho bà C số tiền là: A. 30 triệu đồng. B. Số tiền chênh lệch giữa 30 triệu đồng và chi phí mà bảo hiểm y tế bắt buộc đã thanh toán. C. 30 triệu đồng và trừ vào số tiền đáo hạn mà bà C sẽ nhận được khi đáo hạn hợp đồng. D. Không thanh toán gì. Giải thích: Đáp án đúng là: D. Không thanh toán gì Không thuộc phạm vi bảo hiểm: Việc bà C nằm viện do tai nạn và phát sinh chi phí điều trị không phải là sự kiện bảo hiểm mà hợp đồng sinh kỳ bảo đảm. Mục đích của bảo hiểm sinh kỳ: Bảo hiểm sinh kỳ chủ yếu nhằm mục đích tích lũy một khoản tiền lớn cho tương lai, chứ không phải để chi trả các chi phí y tế phát sinh trong quá trình tham gia bảo hiểm. Trong trường hợp này, dù bà C đã tham gia bảo hiểm sinh kỳ nhưng công ty bảo hiểm sẽ không thanh toán bất kỳ khoản chi phí nào liên quan đến việc bà C nằm viện. Dạng 4: Hỏi về tính toán sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp Câu 1: Ngày 10/11/2010 anh A tham gia hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp thời hạn 15 năm, với số tiền bảo hiểm là 500 triệu cho chính mình, phí bảo hiểm đóng định kỳ hằng năm là 40 triệu. Quyền lợi tử vong là 100% số tiền BH, quyền lợi thương tật TBVV là 100% số tiền bảo hiểm được chi trả đều trong 10 năm vào ngày 01/01 hằng năm kể từ sau ngày được thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Quyền lợi đáo hạn là 150% số tiền BH. Quyền lợi tiền mặt định kỳ được trả vào ngày kỷ niệm năm của các năm hợp đồng nếu người được BH còn sống là: Năm HĐ thứ 5 là 25% STBH, năm HĐ thứ 10 là 25% STBH. Ngày 24/12/2020, anh A bị tai nạn và bị thương tật TBVV. Trong trường hợp này, tổng giá trị các quyền lợi BH mà công ty BH đã chi trả cho anh A theo HĐBH vào 03/02/2024 là? A. 450 triệu B. 500 triệu C. 350 triệu D. 750 triệu Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (10/11/2010) • STBH 500tr • Thời hạn 15 năm • Phí đóng: 40tr/năm • QL TBVV: 100% STBH (chia đều trong 10 năm, nhận ngày 01/01 hằng năm), tổng quyền lợi (từ 01/01/2021 - 03/02/2024) nhận đc 4 lần (500tr/10 năm =50tr/năm): 50tr *4 = 200tr • QL niên kim: Năm HĐ T5 và T10: 25%STBH (2015 = 125tr và 2020 = 125tr): 125tr + 125tr = 250tr • Ngày xảy ra sự kiện (24/12/2020): Tại nạn TTTBVV  Tổng: 200tr + 250tr = 450tr Câu 2: 10/11/2010 anh A tham gia hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp thời hạn 15 năm, với số tiền bảo hiểm là 500 triệu cho chính mình, phí bảo hiểm đóng định kỳ hằng năm là 40 triệu. Quyền lợi tử vong là 100% số tiền BH, Quyền lợi đáo hạn là 120% STBH. Quyền lợi tiền mặt định kỳ được trả vào ngày kỷ niệm năm của các năm hợp đồng nếu người được BH còn sống là: Năm HĐ thứ 12 là 25% STBH, năm HĐ thứ 13 là 25%, năm thứ 14 là 25% STBH. Ngày 25/02/2023, anh A không may tử vong do tai nạn. Trong trường hợp này, tổng giá trị các quyền lợi mà công ty bảo hiểm chi trả cho hợp đồng bảo hiểm này là: A. 500 triệu B. 750 triệu C. 975 triệu D. 625 triệu Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (10/11/2010) • STBH 500tr • Thời hạn 15 năm • Phí đóng: 40tr/năm • QL TV: 100% STBH = 500tr • QL đáo hạn: 120% STBH • QL niên kim: Năm HĐ T12, T13 và T14: 25%STBH (10/11/2022 = 125tr) • Ngày xảy ra sự kiện (25/02/2023): Tại nạn TV do TN: Tổng giá trị các quyền lợi nhận được là:  Tổng: 500tr + 125tr = 625tr Câu 3: Ngày 10/11/2010, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp thời hạn 15 năm với số tiền bảo hiểm là 500 triệu đồng cho chính mình, phí bảo hiểm định kỳ hàng năm là 40 triệu đồng. Quyền lợi tử vong là 100% số tiền bảo hiểm. Quyền lợi tử vong do tai nạn là 200% số tiền bảo hiểm. Quyền lợi đáo hạn là 150% số tiền bảo hiểm, quyền lợi tiền mặt định kỳ được trả vào ngày kỷ niệm năm của các năm hợp đồng nếu người được bảo hiểm còn sống là: Năm hợp đồng thứ 12: 25% số tiền bảo hiểm. Năm hợp đồng thứ 13: 25% số tiền bảo hiểm. Năm hợp đồng thứ 14: 25% số tiền bảo hiểm. Ngày 25/01/2022, chị C không may tử vong do tai nạn. Trong trường hợp này, tổng giá trị các quyền lợi mà công ty bảo hiểm chi trả cho hợp đồng bảo hiểm này là: A. 500 triệu đồng. B. 600 triệu đồng. C. 1 tỷ đồng. D. 1,125 tỷ đồng. Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (10/11/2010) • STBH 500tr • Thời hạn 15 năm • Phí đóng: 40tr/năm • QL TV: 100% STBH • QL TVTN: 200% STBH: 500tr * 200% = 1tỷ • QL đáo hạn: 150% STBH • QL niên kim: Năm HĐ T12, T13 và T14: 25%STBH • Ngày xảy ra sự kiện (25/01/2022): Tại nạn TV do TN: (do ngày 25/01/2022, đã tử vong nên chưa đủ thời gian nhận niên kim). Tổng giá trị các quyền lợi nhận được là:  Tổng: 500tr * 200% = 1 tỷ Câu 4: Ngày 10/11/2010, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp thời hạn 15 năm với số tiền bảo hiểm là 500 triệu đồng cho con trai là người được bảo hiểm, phí bảo hiểm định kỳ hàng năm là 40 triệu đồng. Quyền lợi tử vong là 100% số tiền bảo hiểm. Quyền lợi tử vong do tai nạn là 200% số tiền bảo hiểm. Quyền lợi đáo hạn là 150% số tiền bảo hiểm, quyền lợi tiền mặt định kỳ được trả vào ngày kỷ niệm năm của các năm hợp đồng nếu người được bảo hiểm còn sống là: Năm hợp đồng thứ 12: 25% số tiền bảo hiểm. Năm hợp đồng thứ 13: 25% số tiền bảo hiểm. Năm hợp đồng thứ 14: 25% số tiền bảo hiểm. Ngày 25/01/2022, chị C không may tử vong do tai nạn. Giá trị quyền lợi tử vong công ty bảo hiểm chi trả trong trường hợp này là: A. 1 tỷ đồng. B. 1,125 tỷ đồng. C. 500 triệu đồng. D. Không chi trả gì. Giải thích: Đáp án đúng là: D. Không chi trả gì Chị C là BMBH không liên quan HĐBH, quyền lợi NĐBH thuộc về con trai Câu 5: Ngày 10/11/2020, chị C tham gia hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp thời hạn 15 năm với số tiền bảo hiểm là 500 triệu đồng, phí bảo hiểm định kỳ hàng năm là 40 triệu đồng. Quyền lợi đáo hạn là 120% số tiền bảo hiểm, quyền lợi tiền mặt định kỳ được trả vào ngày kỷ niệm năm của các năm hợp đồng là: Năm hợp đồng thứ 12: 25% số tiền bảo hiểm. Năm hợp đồng thứ 13: 25% số tiền bảo hiểm. Năm hợp đồng thứ 14: 25% số tiền bảo hiểm. Nếu không xảy ra sự kiện bảo hiểm thì đến hết thời hạn hợp đồng, tổng giá trị các quyền lợi mà chị C đã nhận được từ hợp đồng bảo hiểm là: A. 500 triệu đồng. B. 600 triệu đồng. C. 975 triệu đồng. D. 1.050 triệu đồng. Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (10/11/2010) • STBH 500tr • Thời hạn 15 năm • Phí đóng: 40tr/năm • QL đáo hạn: 120% STBH = 600tr • QL niên kim: Năm HĐ T12, T13 và T14: 25%STBH (2032 = 125tr, 2033 = 125tr, 2034 = 125tr) :125tr * 3 = 375tr • Ngày đáo hạn: Tổng giá trị các quyền lợi nhận được là:  Tổng: 600tr + 375tr = 975 tr Câu 6: Ngày 10/11/2010, anh A tham gia hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp thời hạn 15 năm với số tiền bảo hiểm là 500 triệu đồng cho chính mình, phí bảo hiểm định kỳ hàng năm là 40 triệu đồng. Quyền lợi tử vong là 100% số tiền bảo hiểm. Quyền lợi bệnh hiểm nghèo là 100% số tiền bảo hiểm. Quyền lợi đáo hạn được chi trả nếu người được bảo hiểm còn sống tại thời điểm đáo hạn là 150% số tiền bảo hiểm. Ngày 20/06/2024, anh A bị mắc bệnh hiểm nghèo thuộc phạm vi được bảo hiểm. Nếu đến thời điểm đáo hạn anh A vẫn còn sống thì tổng giá trị các quyền lợi bảo hiểm mà công ty bảo hiểm chi trả cho anh A theo hợp đồng bảo hiểm là: A. 500 triệu đồng. B. 750 triệu đồng. C. 1,25 tỷ đồng. D. 1 tỷ đồng. Giải thích: Dữ liệu: • Ngày tham gia (10/11/2010) • STBH 500tr • Thời hạn 15 năm • Phí đóng: 40tr/năm • QL TV: 100% STBH • QL Bệnh HN: 100% STBH = 500tr • QL đáo hạn: 150% STBH= 750tr • Ngày xảy ra sự kiện (20/06/2024): TV do TN, nếu đến thời điểm đáo hạn anh A vẫn còn sống thì tổng giá trị các quyền lợi bảo hiểm mà công ty bảo hiểm chi trả cho anh A theo hợp đồng bảo hiểm là:  Tổng: 500tr + 750tr = 1.250 tỷ Câu 7: Ông A tham gia HĐBH hỗn hợp 5 năm (Từ 01/01/2024 đến 01/01/2028). Ông A không nhận được tiền BH nếu tự tử trong thời gian nào: A. 30/01/2025 B. 15/02/2026 C.10/03/2027 D. Không đáp án nào đúng Giải thích: Đáp án đúng là: A. 30/01/2025 Áp dụng vào trường hợp của ông A: • Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 01/01/2024. • Thời gian chờ là 2 năm. • Thời gian kết thúc thời gian chờ là 01/01/2026 Vì vậy, nếu ông A tự tử vào ngày 30/01/2025, theo quy định chung của hợp đồng bảo hiểm, ông A sẽ không được hưởng quyền lợi tử vong Dạng 5: câu hỏi khác Câu 1: Theo luật kinh doanh BH và pháp luật Việt Nam, phát biểu BMBH được quyền linh hoạt đóng phí trong suất thời gian hiệu lực HĐBH ngoài thời gian đóng phí bắt buộc là: A. Đúng B. Sai Giải thích: Đáp án đúng là: A. Đúng Tùy thuộc vào từng loại hình sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, BMBH hoàn toàn có thể được phép linh hoạt đóng phí trong suốt thời gian hiệu lực HĐBH, ngoài thời gian đóng phí bắt buộc ban đầu. Tuy nhiên, BMBH cần tìm hiểu kỹ các điều khoản của hợp đồng để đảm bảo rằng mình hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Câu 2: Hoạt động thuê ngoài là việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thỏa thuận giao kết hợp đồng thuê ngoài với tổ chức, cá nhân khác để thực hiện một phần quy trình, hoạt động, trừ các hoạt động nào sau đây: A. Kiểm soát nội bộ; B. Kiểm toán nội bộ; C. Quản trị rủi ro; D. Tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm. E. Tất cả đáp án trên Giải thích: Đáp án đúng là: E. Tất cả đáp án trên Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, hoạt động thuê ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm là việc giao một phần công việc cho bên thứ ba thực hiện. Tuy nhiên, có một số hoạt động đặc thù mà doanh nghiệp bảo hiểm không được phép thuê ngoài, vì liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cốt lõi và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng. Câu 3: Phát biểu này sau đây là đúng nếu người được bảo hiểm mất do bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối: A. Doanh nghiệp có thể chi trả trước 1 phần quyền lợi tử vong B. Số tiền đã chi trả trước được trừ vào quyền lợi tử vong khi người được bảo hiểm tử vong C. Người được bảo hiểm không phải chứng minh việc sử dụng nguồn sử dụng quyền lợi bảo hiểm trả trước D. A,B,C đều đúng Giải thích: Đáp án đúng là: D. A,B,C đều đúng A. Doanh nghiệp có thể chi trả trước 1 phần quyền lợi tử vong: Điều này là đúng vì trong một số hợp đồng bảo hiểm, khi người được bảo hiểm mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chi trả trước một phần quyền lợi tử vong để người được bảo hiểm có thể sử dụng số tiền này cho việc điều trị hoặc các nhu cầu khác. B. Số tiền đã chi trả trước được trừ vào quyền lợi tử vong khi người được bảo hiểm tử vong: Điều này cũng đúng vì số tiền đã chi trả trước sẽ được trừ vào quyền lợi tử vong cuối cùng mà người thụ hưởng nhận được khi người được bảo hiểm qua đời. C. Người được bảo hiểm không phải chứng minh việc sử dụng nguồn sử dụng quyền lợi bảo hiểm trả trước: Điều này cũng đúng vì người được bảo hiểm không cần phải cung cấp chứng cứ về việc sử dụng số tiền được chi trả trước. Số tiền này có thể được sử dụng tự do theo nhu cầu của người được bảo hiểm. Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng về phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm sức khỏe: A. Công bằng với bên mua bảo hiểm B. Công bằng với người thụ hưởng C. Phí bảo hiểm được xây dựng trên số liệu thống kê, phù hợp với quy định của pháp luật D. A,C đúng E. B,C đúng Giải thích: Đáp án đúng là: D. A,C đúng Phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm sức khỏe được thiết kế để đảm bảo sự công bằng cho cả BMBH và công ty bảo hiểm. Nó dựa trên các số liệu thống kê và tuân thủ các quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc đánh giá xem phí bảo hiểm có "công bằng" với NTH hay không là một vấn đề phức tạp hơn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Câu 5: Hạn mức đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện, chọn đáp án sai: A. Gửi tiền tổ chức tín dụng: không hạn chế, max 20% tổng tài sản đầu tư của quỹ B. Công cụ nợ của chính phủ: Không hạn chế, đảm bảo min 40% tổng giá trị tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện C. Cổ phiếu (gồm cổ phiếu cty chứng khoán, tài chính, cho thuê tài chính,...) trái phiếu doanh nghiệp không đảm bảo, góp vốn vào doanh nghiệp khác: max 20% tổng giá trị tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện D. Đầu tư cổ phiếu đã phát hành của 1 DN, trái phiếu DN: max 5% mỗi lần phát hành và max 5% tổng giá trị tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện Giải thích: Đáp án đúng là: C Theo quy định hiện hành về đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện, việc đầu tư vào cổ phiếu của các công ty chứng khoán, tài chính, cho thuê tài chính là không được phép. Mục đích của quy định này là để giảm thiểu rủi ro cho quỹ, bởi các công ty này thường có mức độ rủi ro cao hơn so với các doanh nghiệp khác. Câu 6: Dự phòng nghiệp vụ đối với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe gồm? A. Dự phòng toán học và dự phòng bảo đảm cân đối B. Dự phòng phí chưa được hưởng C. Dự phòng bồi thường D. Cả A, B, C đều đúng Giải thích: Đáp án đúng là: D. Cả A, B, C đều đúng Dự phòng nghiệp vụ trong hợp đồng bảo hiểm sức khỏe bao gồm: A. Dự phòng toán học và dự phòng bảo đảm cân đối: Đây là khoản dự phòng nhằm đảm bảo việc chi trả lâu dài cho các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, phù hợp với các điều khoản và điều kiện đã ký kết. Dự phòng toán học tính toán dựa trên nguyên tắc toán học, lý thuyết xác suất và thống kê. Dự phòng bảo đảm cân đối nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính của công ty bảo hiểm. B. Dự phòng phí chưa được hưởng: Là dự phòng cho những khoản phí bảo hiểm đã thu nhưng chưa được sử dụng hoặc chưa đến kỳ hưởng. Khoản dự phòng này đảm bảo rằng công ty bảo hiểm có đủ khả năng chi trả cho các yêu cầu bồi thường khi chúng phát sinh. C. Dự phòng bồi thường: Là dự phòng tài chính dành cho những yêu cầu bồi thường đã xảy ra nhưng chưa được giải quyết hoàn tất. Khoản dự phòng này giúp công ty bảo hiểm đáp ứng ngay lập tức các nghĩa vụ tài chính khi các yêu cầu bồi thường được phê duyệt. Tất cả các loại dự phòng này đều cần thiết để đảm bảo công ty bảo hiểm có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với khách hàng một cách hiệu quả và bền vững về mặt tài chính. Câu 7: Chứng chỉ đại lý bảo hiểm bao gồm các loại nào sau đây? Chọn chứng chỉ nhân thọ, chứng chỉ phi nhân thọ, chứng chỉ sức khỏe Giải thích: Chứng chỉ đại lý bảo hiểm thường bao gồm các loại sau: - Chứng minh chỉ bảo hiểm nhân thọ - Chứng minh chỉ bảo hiểm phi nhân thọ (bao gồm bảo hiểm sức khỏe). Câu 8: Bảo hiểm sức khỏe có áp dụng thế quyền hay không? A. Không B. Có C. Không được áp dụng khi Người thứ ba không đồng ý D. Không được áp dụng khi NĐBH còn sống Giải thích: Đáp án đúng là: A. Không Thế quyền không được áp dụng cho BHSK. Trong bảo hiểm tài sản hoặc trách nhiệm, thế quyền cho phép công ty bảo hiểm thay NĐBH yêu cầu bồi thường từ bên thứ ba gây tổn hại tổn hại. Tuy nhiên, trong bảo hiểm sức khỏe sức khỏe, công ty bảo hiểm không thể thay thế NĐBH để yêu cầu bồi thường từ bên thứ ba, vì BHSK chủ yếu liên quan đến chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe cá nhân, không phải là tổn hại do thứ ba gây ra. LƯU Ý CÁC TỪ KHOÁ (NHỚ SỐ KHI NHÌN VÀO ĐÁP ÁP mà ko cần tính toán gọi là MẸO) Năm Số trên câu hỏi Đáp án 2020 31/03/2000 544,797 tr 31/12/2000 344 tr/540 tr 02/03/2000 539,66 tr 2020 01/06/2020 747 tr 01/01/2020 3 tr 03/08/2020 996,5 tr/ Nằm viện thì ko TT .20/06/2020 400 tr/miễn đóng phí (hên xui) 2021 31/12/2021 806tr/1,002 tỷ 2022 01/11/2022 1,2 tỷ 25/01/2022 1 tỷ 2023 25/02/2023 625 tr 2024 15/03/2024 15 tr 03/02/2024 450 tr 20/06/2024 1,25 tỷ 2025 01/06/2025 550 tr 2015 30/06/2015 1,25 tỷ/ Quên thì ko dc nhận gì 28/02/2015 1,24 tỷ 2027 2027 ông A mất 450 tr 1 số duy nhất 10/01/2020 975 tr 10/11/2020 4,5 tr 15/06/2015 3 tr
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Giải đáp, tư vấn Bảo hiểm nhân thọ,bảo hiểm phi nhân thọ.
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top