-
Những quan điểm của tâm lý học thời kỳ
cổ đại
Quá trình hình thành
và phát triển của xã hội loài ngườibắt đầu từ cách đây
khoảng 10 vạn năm. Qua các di chỉkhảo cổ từ thời kỳ
nguyên thủy cho thấy rằng ngườinguyên thủy cũng đã
quan tâm đến các hiện tượng tâm
lý, họ đã đề cập đến đời sống của “hồn”
và “phách”.
Ngoài ra trong các
kinh của Ấn Độ cổ đã có những nhậnxét về tính chất của hồn, đã có những ý tưởng sơ khai vềtiền khoa học tâm lý.
Khổng Tử đã có những
nhận xét khá sâu sắc về mối quan
hệ giữa trí nhớ và tư duy. Ông cho rằng chữ “tâm” của con
người là nhân, trí,
dũng. Quan điểm này được các học trò
của ông phát triển
thành “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”...
Trong thời kỳ này đã
xuất hiện rất nhiều quan điểm và học
thuyết khác nhau về tâm lý
con người, phụ thuộc
vào các quan điểm về triết học và tôn giáo khác nhau.
Học
thuyết duy tâm thời cổ đại
Học thuyết thời kỳ này quan niệm: Tâm lý là một hiện tượng
phi vật chất, là phần
đối lập với cơ thể sống
(phần xác).
Phần hồn do tạo hóa,
Thượng đế sinh ra và được đặt
vào
trong con người cụ thể
lúc mới sinh ra. Phần hồn (linh
hồn) là bất tử. Khi
con người ta mất đi chỉ có phần xác là
mất đi, còn phần hồn
sẽ lìa khỏi xác tiếp tục sống luẩn
quẩn đâu đấy mà con
người không thể biết được. Đại
diện tiêu biểu của
trường phái này là nhà triết học
duy
tâm cổ đại Platon
(428 – 348 tr C.N).
Ông cho rằng: Tâm hồn
là cái có trước, thực tại là cái có sau, tâm hồn do thượng
đế sinh ra. Tâm hồn trí tuệ nằm trong đầu và chỉ có ở giai cấp chủ
nô. Tâm hồn
dũng cảm nằm ở ngực
và chỉ có ở tầng lớp quý tộc, tâm hồn khát vọng nằm ở bụng
và có ở tầng lớp nô lệ.
Học
thuyết duy vật cổ đại
Học thuyết thời kỳ này quan niệm tâm lý có nguồn gốc vật chất (được tạo ra
từ các
chất nhất định). Điển
hình cho trường phái này là Talet, Anaximen, Hêcralit... họ
quan niệm rằng tâm
lý, tâm hồn cũng như vạn vật
được cấu tạo từ các vật chất
như: Nước, lửa, không khí, đất. Đemocrit cho rằng
tâm hồn là do nguyên tử cấu
thành, trong đó
nguyên tử là cốt lõi tạo nên tâm lý. Thuyết ngũ hành cho rằng:
Kim, mộc, thủy, hỏa,
thổ tạo nên vạn vật, trong đó có tâm lý. Nhà triết học cổ đại
Khổng
Tử
Hy Lạp, Hypocrat quan
niệm rằng tâm lý được cấu tạo bởi bốn chất lỏng: Máu ở
trong tim, nước nhớt ở
trong não, mật vàng trong gan và mật đen trong dạ dày.
Tùy theo tỷ lệ pha trộn
của bột chất trên mà mỗi người cụ thể có thể có những đặc
điểm tâm lý khác
nhau...
Có thể nói trong thời
kỳ cổ đại, những kết quả nghiên cứu sơ khai ban đầu trên đã mở
đường cho khoa học
tâm lý phát triển. Tuy nhiên trong thời kỳ này, tâm lý vẫn chỉ là
một bộ phận của triết học, chưa đủ điều kiện tách ra để trở thành một ngành khoa học
độc lập.
Những
quan điểm tâm lý học cho đến nửa đầu thế kỷ 19 (tâm lý học truyền thống)
Cùng với sự phát triển
của xã hội loài người, tâm lý học cũng tiếp tục phát triển nhanh
chóng. Đến giữa thế kỷ 19, tâm lý học đã
chính thức trở thành một khoa học độc lập,
khẳng định vị trí của
nó trong hệ thống các khoa học và có những thành tựu đáng kể.
Ở thời kỳ này xuất hiện
rất nhiều tư tưởng tâm lý tiến bộ.
Thuyết nhị nguyên: Đại biểu cho trường phái này là
Đêcác. Ông cho rằng vật
chất và tâm hồn là hai thực
thể tồn tại song
song. Ông coi cơ thể phản
xạ như một
chiếc máy. Còn bản thể tinh thần, tâm lý con người thì
không thể biết được. Ông là người đặt cơ sở đầu tiên
cho việc tìm ra cơ chế phản
xạ trong hoạt động tâm lý.
Nội dung của cơ chế phản
xạ có thể mô tả như sau:
Khi có một kích thích
từ bên ngoài tác động vào một
giác quan nào đó sẽ
gây ra một xung đột thần kinh đáp
lại thông qua cử động
phản xạ của một cơ quan nào đó
trong cơ thể – cơ quan thực hiện phản xạ.
Nhà triết học Đức Vôn-phơ đã
cho xuất bản cuốn “Tâm lý học kinh nghiệm” vào
năm 1732 và “Tâm lý học
lý trí” năm 1734. Trong các tác phẩm này thuật ngữ tâm
lý học đã được sử dụng
khá phổ biến, qua đó chứng minh
được sự độc lập tương
đối của một phân
ngành khoa học mới.
Học thuyết tiến hóa của Đac-uyn: Học
thuyết này là cơ sở để giải thích sự phát triển
tâm lý của các loài
sinh vật từ thấp đến cao và vai trò của
tâm lý trong quá trình
thích nghi với môi
trường để tồn tại và phát triển của các loài sinh vật.
Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Becoli và E.Makhơ cho rằng thế giới
không có thực mà chỉ
là sự phức hợp của các cảm giác chủ quan của con người và
cho rằng con người
không thể biết các cảm giác đó được
hình thành như thế nào.
Hê ghen đưa ra ý niệm tuyệt đối và cho rằng tất
cả vật chất đều có tư duy...
Phơ-bách cho rằng: Tinh thần, tâm lý không
thể tách rời khỏi não bộ của con người.
Nó là sản phẩm vật chất
phát triển tới mức độ cao.
Cuối thế kỷ 19 tâm lý học đã được phát triển như một môn khoa học thực nghiệm ở
Anh, Nga, Mỹ, Pháp...
Phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên do Vuntơ (Wundt) thành
lập ở Lai-xic (Đức)
thành lập năm 1879. Thực chất đây là một phòng thí nghiệm
sinh lý – tâm lý và
tâm lý học thời kỳ này mới được coi là một ngành khoa học độc
lập thực sự với triết học, có đối tượng, phạm vi nghiên cứu, chức năng và nhiệm vụ
riêng.
ĐỌC PHẦN TIẾP THEO XIN BẤM Vào đây
Bìa viết chia sẻ của bạn hay, nhiều thông tin hữu ích, cảm ơn bạn BÌNH SỮA COMOTOMO
ReplyDelete