Khái
niệm tâm lý học
Thuật ngữ “tâm lý học”
hình thành từ hai từ Hy Lạp cổ được phiên âm ra tiếng Latinh
là Psychologie. Từ
“Psyche” có nghĩa là tâm hồn, từ “chologie” có nghĩa là khoa học,như vậy có thể hiểu tâm lý học chính là khoa
học về tâm hồn. Trong lịch
sử ngôn ngữ
học, thuật ngữ “tâm hồn”
đã xuất hiện khá sớm được dùng để chỉ các hiện tượng tâmlý. Trong tiếng Việt, thuật ngữ “tâm hồn” được hiểu là ý nghĩ và tình cảm, tạo
thành
đời sống nội tâm của
con người. “Tâm” là tình cảm, ý chí còn “hồn” là tư tưởng, tinh
thần của con người.
Tâm lý học là môn
khoa học nghiên cứu sự hình thành, vận động và phát triển của các
hoạt động tâm lý.
Tâm lý học là khoa học
nghiên cứu tâm lý con người, nó nghiên cứu cái chung trong
tâm tư của con người và những quan hệ tâm lý của
con người với nhau. Hay nói cách
khác, tâm lý là sự hiểu
biết về ý muốn, nhu cầu thị hiếu của người khác, là sự cư xử
hoặc cách xử lý tình
huống của người nào đó, khả năng chinh phục đối tượng.
Chức năng của tâm lý
Tâm lý học nghiên cứu
và giải thích những hiện tượng tâm lý khác nhau như các quá
trình tâm lý (cảm
giác, cảm xúc, tri giác, tư
duy, tưởng tượng...), các trạng thái tâm lý
(xúc động, tâm trạng...)
và các thuộc tính tâm lý (năng khiếu và sở thích, năng lực, tư chất,
tính khí, tính
cách...) và các quy luật tâm lý. Tâm lý học cũng nghiên cứu các hoạt
động đặc trưng của con người. Ý thức là yếu tố đặc biệt, cần thiết cho hoạt động tâm
lý chủ yếu của con người. Do đó hiện tượng tâm lý có các chức năng sau:
Chức
năng nhận thức: Tâm lý giúp con người nhận biết được thế giới khách quan,
giúp con người phân
tích, đánh giá các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh họ.
Chức
năng là động lực thúc đẩy hành động: Thông
thường động lực của các hoạt
động là những tình cảm
nhất định (say mê, tình yêu, căm thù...). Trong các trường
hợp khác cũng có thể
là các hiện tượng tâm lý khác còn kèm theo cảm xúc như
tưởng tượng, ám thị,
hụt hẫng.
Chức
năng kiểm soát: Tâm lý điều khiển kiểm soát quá
trình hoạt động bằng một
mẫu hình, chương trình, kế hoạch hay cách thức thực hiện. Tâm lý giúp con người
điều chỉnh hoạt động của mình. Để thực hiện chức năng này con người
có trí nhớ
và khả năng phân tích
so sánh.
Các hiện tượng tâm lý
có nhiều chức năng quan trọng
như vậy
cho nên trong hoạt
động giao tiếp, quản lý con người… Nhà quản trị cần phải nắm vững tâm lý tác động
phù hợp với qui luật
tâm lý của họ mới có thể đạt được kết quả cao nhất trong quá
trình quản trị của
mình.
Đặc điểm của tâm lý
Hiện tượng tâm lý có
bốn đặc điểm sau:
Vô
cùng phong phú, phức tạp, bí ẩn và có tính tiềm tàng. Tâm
lý là thế giới bên
trong của mỗi con người,
nó vô cùng phức tạp, hấp dẫn, kỳ diệu, thậm chí kỳ lạ và
huyền bí... đến nỗi có một thời kỳ
người ta cho rằng tâm lý là các hiện tượng thần
linh không thể giải
thích nổi “khả cảm” nhưng “bất
khả tri”. Ngày nay, nhờ sự tiến
bộ của khoa học và sự
đóng góp của nhiều nhà tư tưởng, những hiểu biết về tâm lý
ngày càng được bổ
sung, các bí ẩn về lĩnh vực tinh thần
con người ngày càng được
giải thích có cơ sở khoa học và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, với bộ óc cực kỳ tinh vi và
phức tạp, ở con người
ngày càng xuất hiện những khả năng tâm lý kỳ lạ ví dụ như khả
năng ngoại cảm, siêu
tâm lý…
Các
hiện tượng tâm lý có mối quan hệ với nhau chặt chẽ. Các
hiện tượng tâm lý
không tách rời nhau,
mà chúng tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau như: Sự tác
động giữa tâm lý – nhận
thức và tình cảm khi đánh giá một người nào đó (yêu nên
tốt, ghét nên xấu),
giữa các cảm giác của con người (nhà sạch thì mát, bát sạch
ngon cơm)...
Tâm
lý là hiện tượng tinh thần, nó tồn tại trong đầu óc của chúng ta, chúng ta
không
nhìn thấy nó, không thể sờ thấy, không thể cân đo đong đếm một cách
trực
tiếp như các hiện tượng vật chất khác. Mặt
khác hoạt động tâm lý học có cơ
sở tự nhiên là hoạt động
thần kinh và hoạt động nội tiết,
được phát sinh từ hoạt
động sống của con người,
gắn bó mật thiết với các quan hệ xã
hội. Tâm lý được
thể hiện ra bên ngoài
thông qua hoạt động, hành động, hành vi, cử chỉ nét mặt,
chính vì vậy chúng ta
có thể nghiên cứu nó bằng cách quan sát những hành vi, cử
chỉ và biểu hiện bề ngoài của con người. Tuy nhiên không được tuyệt đối hóa
những quan sát khi
đánh giá một con người bởi vì những biểu hiện bên ngoài
không phải bao giờ
cũng thống nhất với tâm lý bên trong. Cũng có khi:
“Ngoài
thì xơn xớt nói cười
Mà
trong nham hiểm giết người không dao”,
hay: “Khẩu xà tâm
phật”... Chính vì vậy để tìm hiểu tâm lý của một người chúng ta
cần phải thận trọng để
không bị vẻ bên ngoài của họ đánh lừa.
Hiện
tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống con người, nó
có thể
làm cho chúng ta trở
nên khỏe mạnh hơn, sung sức
hơn, hiệu
quả hơn và ngược
lại.
Tâm lý có ảnh hưởng lớn
tới hiệu quả làm việc của một người. Khi chúng ta làm
việc với một tâm trạng
vui vẻ, hứng thú thì chúng ta sẽ cảm thấy ít mệt mỏi và
hiệu quả cũng cao hơn khi làm việc với tâm trạng chán nản,
buồn rầu. Do vậy khi
đánh giá sức mạnh của
một người thì ngoài yếu tố thể lực cần quan
tâm tới khả
năng ổn định tâm lý của
người đó nữa.
Chính khả năng ổn định tâm lý giúp con
người phát huy được sức
mạnh tiềm tàng của mình trong
những tình huống khó
khăn. Nếu khả năng ổn định tâm lý kém thì khi gặp những tình huống bất trắc
người đó sẽ trở nên yếu đuối và mất đi tính hiệu quả trong giải quyết vấn đề.
Tóm lại với các đặc
điểm trên của hiện tượng tâm lý, trong cuộc sống cũng như trong
các hoạt động quản trị
cần chú ý:
Không nên phủ nhận
hoàn toàn những hiện tượng tâm lý khó hiểu phức tạp mà cần
nghiên cứu một cách
thận trọng, khoa học.
Chống các hiện tượng
mê tín dị đoan hoặc tin tưởng quá vào các hiện tượng thần
linh để thần bí hóa
chúng dẫn tới những sai lầm đáng tiếc.
Khi nhìn nhận đánh
giá một con người cần kết hợp xem xét bản chất
của họ với
những biểu hiện bề ngoài.
Cần tạo ra những hiện tượng tâm lý tích cực, thoải mái để con người
có thể phát huy
sức mạnh vật chất cũng như tinh thần góp phần tăng hiệu quả lao động sản xuất.
PHẦN TIẾP THEO XIN BẤM Vào đây
0 comments