Clip do chính khách hàng quay và up lên mạng
Mấy hôm nay trên Facebook đang lan truyền thông tin Một khách hàng mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của công ty Prudential và tố công ty lừa đảo. Nội dung được chúng tôi tổng hợp thông qua các Video được cung cấp trên mạng như sau (vì chưa biết tên chị khách trong Clip nên tôi tạm gọi là chị A, khi biết tên chị thì sẽ sửa lại):
Chị A ký 4 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (chưa rõ là cả 4 cái của Prudential hay chỉ có 1 cái), chị đã đóng phí được 3 năm.
Từ năm thứ 4 trở đi, người đại lý không nhắc và chị cũng không nhớ là cần phải đóng phí đúng hạn. Dẫn tới việc gần 4 năm tiếp theo (tức năm thứ 4- thứ 5- thứ 6 của hợp đồng) chị không đóng phí. Khi liên hệ phía công ty bảo hiểm thì nhận được thông báo hợp đồng đã mất hiệu lực.
Công ty yêu cầu gia đình phải nộp khoản phạt ~20 triệu đồng để khôi phục hợp đồng và yêu cầu cháu Linh (con gái chị A) phải khám sức khỏe, cháu Linh hiện đang du học tại nước ngoài, chị A cho rằng đây là yêu cầu vô lý.
Chị A không đồng ý việc khám sức khỏe cháu Linh, nên quyết định hủy hợp đồng. Sau 1 hồi tính toán, công ty bảo hiểm đã thông báo số tiền còn lại là hơn 900.000đ. Chị cảm thấy tức giận và quay Video up lên mạng tố bảo hiểm nhân thọ lừa đảo, công ty Prudential lừa đảo...
Để giúp mọi người hiểu được sự việc này đứng trên phương diện luật pháp đối với kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, và trên phương diện của khách hàng. Sự Thật Bảo Hiểm sẽ làm rõ các vấn đề dựa trên các thông tin đã thu thập được.
Về vấn đề nộp phí bảo hiểm
Khi tham gia bảo hiểm, khách hàng được tư vấn rằng mình nhận được rất nhiều quyền lợi như nằm viện, tai nạn, ốm đau, mất sớm... Có khách hàng hiểu rõ các điều khoản chi trả, các điều khoản loại trừ; cũng có những khách hàng không hiểu rõ, nhưng vì nể người tư vấn nên vẫn ký.
Nhưng 90% khách hàng tham gia bảo hiểm đều không biết TRÁCH NHIỆM & NGHĨA VỤ để được nhận các quyền lợi có trong hợp đồng bảo hiểm là gì? Đó là: Đủ sức khỏe + ĐÓNG PHÍ BẢO HIỂM ĐẦY ĐỦ, ĐÚNG HẠN.
Khi khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm, người đại lý tư vấn chỉ là cầu nối, công ty bảo hiểm mới là người chịu trách nhiệm với khách hàng về các điều khoản, quyền lợi, chi trả... Nên trong mọi trường hợp, khách hàng phải chủ động liên hệ với công ty khi có ý kiến, thắc mắc...
Tất cả các công ty bảo hiểm đều có quy định về việc nộp phí chậm: Khi tới hạn thanh toán mà chưa nộp tiền => khách hàng có 60 ngày để hoàn thành việc nộp phí (trong thời gian này, nếu rủi ro tử vong xảy ra, khách hàng vẫn được đền bù tiền) => sau 60 ngày mà khách hàng không nộp phí, và số tiền trong tài khoản không đủ để tự động khấu trừ => hợp đồng bảo hiểm tạm dừng, không còn quyền lợi nào có hiệu lực.
Sau khi hợp đồng dừng, khách hàng có 24 tháng để khôi phục hợp đồng, để tiếp tục các quyền lợi của hợp đồng cũ, khách hàng chỉ cần đóng phí bù các năm còn thiếu do hợp đồng bị tạm dừng (không cần đóng lại từ đầu nữa). Sau 24 tháng mà không khôi phục, hợp đồng bị mất hiệu lực hoàn toàn.
Trường hợp của chị A: chị đã "quên" nộp phí 4 năm, và theo đúng luật thì hợp đồng của chị đã mất hiệu lực hoàn toàn. Nếu khôi phục lại, chị cần đóng 1 khoản phạt và đóng bù các năm hợp đồng bị thiếu. Nếu không thì KHÔNG THỂ KHÔI PHỤC HỢP ĐỒNG.
Khách hàng thường chỉ được tư vấn về các quyền lợi được hưởng, mà không được biết về TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ của mình với công ty bảo hiểm. Đây là lỗi thuộc về người tư vấn viên!
Về vấn đề yêu cầu cháu Linh đi khám sức khỏe
Khi ký hợp đồng bảo hiểm cho con, cháu Linh vẫn ở Việt Nam. Khi đó sức khỏe cháu đủ điều kiện (nhờ vào những thông tin khai trong đơn) nên hợp đồng được cấp luôn mà không cần phải thẩm định sức khỏe.
Vài năm sau, cháu Linh đi du học, theo như Video thì có vẻ gia đình cháu Linh đã không thông báo cho công ty bảo hiểm khi cháu đi du học, ra khỏi Việt Nam;
Nếu có thông báo với phía công ty (ngay cả khi chị A vẫn đang đóng phí bảo hiểm đầy đủ) thì công ty sẽ phải xem xét lại việc tham gia bảo hiểm với cháu Linh, bởi các công ty bảo hiểm hoạt động dựa trên việc quản lý rủi ro. Sang 1 quốc gia khác, có tỉ lệ rủi ro khác Việt Nam... Công ty bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc từ chối cho tiếp tục tham gia.
Trong khoảng thời gian 4 năm chị A không đóng phí bảo hiểm, các quyền lợi bảo hiểm đã không còn. Và khi chị A quyết định khôi phục hợp đồng sau 4 năm, công ty bảo hiểm có quyền nghi ngờ "Tại sao suốt thời gian qua chị không khôi phục hợp đồng? Sao bây giờ lại muốn khôi phục sau chừng ấy thời gian? Liệu rằng cháu Linh vẫn đang khỏe mạnh hay ...?"
Đó là điều hết sức bình thường, nếu 1 người bạn chủ động liên hệ với bạn sau 04 năm không liên lạc, bạn có quyền nghi ngờ về mục đích thực sự của người bạn này!
Vì vậy: Công ty Prudential đã yêu cầu khách hàng là cháu Linh đi khám sức khỏe, để chắc chắn tình trạng sức khỏe của cháu hiện đang đủ điều kiện như khi ký hợp đồng. Trên thế giới đã có những trường hợp cha mẹ mua bảo hiểm cho con, trong khi người con đã mất từ 1 năm trước. Qua rất nhiều các vụ việc như vậy, công ty bảo hiểm phải chắc chắn người tham gia ĐANG CÒN SỐNG VÀ ĐỦ SỨC KHỎE.
Nếu hợp đồng được duy trì đều đặn (đóng phí đầy đủ) trong suốt các năm qua, thì sẽ không có trường hợp khách hàng phải đi khám sức khỏe vào giữa năm hợp đồng!
Về số tiền còn lại sau khi chị muốn thanh lý hợp đồng
Sau khi trừ đi các khoản chi phí (phí phạt hợp đồng, phí rủi ro, phí quản lý hợp đồng) thì số tiền chị A còn lại trong giá trị tài khoản là hơn 900.000đ đồng. Chị thắc mắc sao lại như vậy? Người tư vấn đã không giúp chị hiểu được điều đó. Và rõ ràng đã làm mâu thuẫn giữa 2 bên gia tăng.
Bảo hiểm khác ngân hàng ở 1 yếu tố, đó là quỹ rủi ro, tiền sẽ được chia vào Quỹ Rủi Ro và Giá Trị Tài Khoản để đầu tư. Trong suốt 3 năm chị tham gia đóng phí đều đặn, cháu Linh may mắn đã không phải "động tới" 1 khoản đền bù nào của bảo hiểm. Nhưng có những người khác không may mắn như vậy, họ phải nhận về tiền đền bù Tử Vong, Thương Tật... số tiền lên tới hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng trong khi họ mới gửi vào bảo hiểm được 10-20 triệu.
Số tiền đó ở đâu ra?
Để giúp mọi người hiểu được rõ ràng vấn đề này, ngày mai Sự thật bảo hiểm sẽ quay 1 Video Clip giải thích chi tiết về bảo hiểm nhân thọ để mọi người hiểu đúng và đủ trước khi tham gia. Giúp mọi người phân biệt được lợi ích và trách nhiệm của mình với bảo hiểm nhân thọ, tham gia hay không còn tùy thuộc vào sự cần thiết đối với bản thân.
Chốt lại...
Lỗi lớn nhất thuộc về người đại lý tư vấn, đã tư vấn thiếu trách nhiệm, và điền sai số điện thoại của chị A. Khiến chị không nhận được các cuộc gọi nhắc nộp tiền của công ty Prudential.
Lỗi thứ 2 thuộc về chị A, chị đã thiếu trách nhiệm với chính hợp đồng bảo hiểm của con gái mình. Chị đã không đọc kỹ các điều khoản và thực hiện đúng việc nộp phí cho công ty bảo hiểm, nhưng xuất phát là từ người đại lý đã không làm cho chị hiểu "công ty bảo hiểm không bảo vệ miễn phí cho khách hàng, khách hàng phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ hàng năm như đã minh họa.)
Lỗi thứ 3 thuộc về phía công ty bảo hiểm, đã chưa giải thích rõ ràng khi sự cố xảy ra, để chị A hiểu và 2 bên ngồi làm việc cùng nhau. Chiếu theo luật thì chị A là người sai, Chiếu theo tình thì công ty bảo hiểm chưa làm tròn trách nhiệm trong việc đào tạo, giám sát người đại lý tư vấn bảo hiểm.
Để tránh các trường hợp như vậy trong tương lai:
Người tham gia bảo hiểm cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, những phần chưa rõ có thể hỏi người đại lý tư vấn hoặc gọi trực tiếp lên hotline công ty để hỏi.
Công ty Prudential cần rà soát lại các đại lý hiện hữu, tạo các chương trình đào tạo nội bộ để nâng cao kỹ năng tư vấn của đại lý: tư vấn đúng và đủ cho khách hàng. Tránh trường hợp gây ảnh hưởng tới uy tín của công ty và quyền lợi của khách hàng.
Các công ty bảo hiểm nhân thọ trên toàn quốc cần đẩy mạnh truyền thông để người dân hiểu được quyền/ nghĩa vụ/ điều khoản của bảo hiểm nhân thọ. Giúp mọi người hiểu rõ hơn để đưa ra những lựa chọn chính xác.
Hi vọng, một vài ngày tới sẽ có các cuộc gặp trực tiếp giữa Prudential và chị A để chia sẻ cho nhau những gì đúng nhất, để cả 2 cùng hiểu và chấp nhận cho nhau.
>> TIN MỚI : CHỊ A CÓ THỂ SẼ BỊ KHỞI KIỆN NGƯỢC LẠI
>> Trích nguồn : SỰ THẬT BẢO HIỂM >> Ủng hộ chúng tôi bằng Like và Share bài viết:
0 comments