Mức tăng trưởng 30% đều đặn của Bảo hiểm Nhân thọ (BHNT) những năm trở lại đây minh chứng cho sự quan tâm ngày càng tăng của người Việt dành cho BHNT. Đâu là lý do có thể lý giải cho tín hiệu tích cực này?
1. Tỉ lệ mắc ung thư ở VN tăng cao
Tất cả chúng ta đều bị "đe dọa" bởi tỉ lệ mắc ung thư
ngày càng tăng cao bởi thực tế cho thấy, số trường hợp mắc mới ung thư
tăng nhanh từ 68.000 ca (năm 2000) lên đến 126.000 ca (năm 2010) và dự
kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020.
Mỗi ngày tại Việt Nam có hơn 300 người chết vì ung thư, trong đó đến từ rất nhiều nguyên nhân: thực phẩm bẩn, khí hậu ô nhiễm, nước thải công nghiệp, rác thải phân hủy… Đây là những vấn đề nổi cộm đang diễn ra mà không thể một sớm một chiều có thể giải quyết được.
Người Việt có quan niệm “còn nước thì còn tát”, quá trình điều trị bệnh khiến nhiều gia đình phải dốc hết các khoản tiết kiệm trước đó, hoặc bán tài sản, nhà cửa, chạy vạy vay tiền khắp nơi…, rất nhiều người mong ước giá có “ai đó” gánh giúp gánh nặng tài chính, hỗ trợ chi trả tiền điều trị bệnh hiểm nghèo. Đó là lúc, khách hàng bắt đầu quan tâm tới các quyền lợi bảo vệ bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo của BHNT để luôn có sẵn một quỹ dự phòng, giúp khách hàng đảm bảo có tiền chạy chữa bệnh tật nếu rủi ro bất ngờ xảy ra.
2. Chi phí y tế ngày càng đắt đỏ
Hàng năm các chi phí y tế luôn nằm trong tốp đầu các sản phẩm/ dịch vụ tăng giá, từ chi phí khám, xét nghiệm, chữa bệnh, thuốc men, điều trị… Vẫn còn rất nhiều những bệnh nhân khi vào viện mà không có bất cứ loại hình bảo hiểm gì, hoặc cũng có người đã có bảo hiểm y tế chi trả một phần, nhưng nếu xét một cách toàn diện thì vẫn là chưa đủ so với nhu cầu điều trị và bảo vệ của người Việt.
Chi phí y tế liên tục tăng, liệu chúng ta luôn có đủ tiền
để chi trả khi ốm đau, nằm viện? Vậy làm sao để an tâm được hỗ trợ khi
nằm viện? Làm sao để được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất khi
không có quá nhiều tiền?
Một giải pháp cho những trăn trở ở trên chính là bảo hiểm. Các sản phẩm BHNT sẽ giúp mỗi gia đình trang bị cho mình một quỹ dự phòng tài chính đủ lớn để bù đắp ngay lập tức những khoản tiền hỗ trợ việc điều trị, hồi phục sức khỏe với khoản phí ban đầu vô cùng thấp.
Lấy ví dụ về sản phẩm Trợ cấp y tế - 2014 của công ty Manulife Việt Nam, khách hàng 30 tuổi có thể chọn mua mức hỗ trợ nằm viện qua đêm 1 triệu đồng/ đêm (nếu nằm phòng thường) và 2 triệu/ đêm (nếu nằm khoa chăm sóc đặc biệt) trong khi mức phí khách hàng phải đóng tính ra một ngày chỉ từ 4.384 đồng.
3. Cha mẹ muốn đảm bảo tương lai cho con cái
Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình được học hành thành tài, để sau này có tương lai tươi sáng, có trí thức, có công việc tốt để tự chăm sóc cho gia đình của mình. Tất cả hi sinh và nỗ lực của cha mẹ phần nhiều đều vì tương lai hạnh phúc và đủ đầy cho con.
Nhưng mọi giấc mơ có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào khi các bậc cha mẹ - những người tạo ra thu nhập, nguồn sống của gia đình bất ngờ gặp rủi ro tai nạn, tàn phế hay bệnh hiểm nghèo, mất sớm… Những rủi ro dù muốn dù không vẫn đang hiện diện đâu đó trên đất nước ta mỗi ngày, và trường hợp diễn ra viễn cảnh ấy, cuộc sống của những đứa trẻ chắc chắn sẽ rẽ sang hướng khác.
Vậy làm thế nào để luôn chắc chắn con mình có đủ tiền để
theo trọn vẹn hết đại học, để luôn nhận được sự chăm sóc có trách nhiệm
ngay cả khi cha mẹ không may qua đời sớm? Đây cũng là lý do thuyết phục
mọi người tìm đến BHNT bởi một hợp đồng bảo vệ đủ lớn (từ 5-10 năm thu
nhập) cho người cha, người mẹ, người trụ cột trong gia đình có thể giúp
bảo vệ cuộc sống hiện tại và tương lai của những đứa trẻ trong 5-10 năm
tiếp theo, nếu cha mẹ bất ngờ gặp rủi ro. Một cách tích cực hơn, nếu cha
mẹ vẫn sống khỏe, BHNT sẽ giúp cha mẹ có thêm khoản tiền để an dưỡng
tuổi già.
4. Sợ tuổi già không có tiền tiêu
Người già Việt Nam khác xa với người già tại các nước Châu Âu. Trong khi tại các nước Châu Âu, tuổi già là lúc nghỉ ngơi, an nhàn, đi du lịch đây đó thì có rất nhiều người Việt vẫn phải lao động kiếm sống ở độ tuổi lẽ ra đã được “nghỉ hưu”.
Một phần nguyên nhân do chúng ta không có kỹ năng hoạch định tài chính hay thói quen tiết kiệm tiền bạc tốt từ khi còn trẻ, dẫn đến khi “xế chiều” không còn đủ tiền để chi tiêu và duy trì ổn định mức sống. Một trong những lý do giúp người cao tuổi ở nước ngoài có điều kiện tận hưởng cuộc sống như thời trẻ chính là BHNT. BHNT giúp người về hưu đảm bảo tự do hoàn toàn về tài chính, không tạo thêm gánh nặng cho con cháu. Thói quen tiết kiệm trước, chi tiêu sau cũng giúp họ có những kế hoạch tài chính vững vàng trong mọi tình huống của cuộc đời.
Qua bài viết, bạn đọc đã phần nào hiểu được những lý do
chính khiến người Việt dần thay đổi nhận thức và quan tâm hơn tới BHNT,
thể hiện qua tỉ lệ tăng trưởng đều đặn của thị trường mỗi năm, mặc cho
vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều vè BHNT. Hãy bắt đầu tìm hiểu về
BHNT và lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp để bảo vệ gia đình của
mình bạn nhé!
TẠI SAO NGƯỜI TRẺ ÍT QUAN TÂM ĐẾN BHNT
Mỗi ngày tại Việt Nam có hơn 300 người chết vì ung thư, trong đó đến từ rất nhiều nguyên nhân: thực phẩm bẩn, khí hậu ô nhiễm, nước thải công nghiệp, rác thải phân hủy… Đây là những vấn đề nổi cộm đang diễn ra mà không thể một sớm một chiều có thể giải quyết được.
Người Việt có quan niệm “còn nước thì còn tát”, quá trình điều trị bệnh khiến nhiều gia đình phải dốc hết các khoản tiết kiệm trước đó, hoặc bán tài sản, nhà cửa, chạy vạy vay tiền khắp nơi…, rất nhiều người mong ước giá có “ai đó” gánh giúp gánh nặng tài chính, hỗ trợ chi trả tiền điều trị bệnh hiểm nghèo. Đó là lúc, khách hàng bắt đầu quan tâm tới các quyền lợi bảo vệ bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo của BHNT để luôn có sẵn một quỹ dự phòng, giúp khách hàng đảm bảo có tiền chạy chữa bệnh tật nếu rủi ro bất ngờ xảy ra.
2. Chi phí y tế ngày càng đắt đỏ
Hàng năm các chi phí y tế luôn nằm trong tốp đầu các sản phẩm/ dịch vụ tăng giá, từ chi phí khám, xét nghiệm, chữa bệnh, thuốc men, điều trị… Vẫn còn rất nhiều những bệnh nhân khi vào viện mà không có bất cứ loại hình bảo hiểm gì, hoặc cũng có người đã có bảo hiểm y tế chi trả một phần, nhưng nếu xét một cách toàn diện thì vẫn là chưa đủ so với nhu cầu điều trị và bảo vệ của người Việt.
Một giải pháp cho những trăn trở ở trên chính là bảo hiểm. Các sản phẩm BHNT sẽ giúp mỗi gia đình trang bị cho mình một quỹ dự phòng tài chính đủ lớn để bù đắp ngay lập tức những khoản tiền hỗ trợ việc điều trị, hồi phục sức khỏe với khoản phí ban đầu vô cùng thấp.
Lấy ví dụ về sản phẩm Trợ cấp y tế - 2014 của công ty Manulife Việt Nam, khách hàng 30 tuổi có thể chọn mua mức hỗ trợ nằm viện qua đêm 1 triệu đồng/ đêm (nếu nằm phòng thường) và 2 triệu/ đêm (nếu nằm khoa chăm sóc đặc biệt) trong khi mức phí khách hàng phải đóng tính ra một ngày chỉ từ 4.384 đồng.
3. Cha mẹ muốn đảm bảo tương lai cho con cái
Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình được học hành thành tài, để sau này có tương lai tươi sáng, có trí thức, có công việc tốt để tự chăm sóc cho gia đình của mình. Tất cả hi sinh và nỗ lực của cha mẹ phần nhiều đều vì tương lai hạnh phúc và đủ đầy cho con.
Nhưng mọi giấc mơ có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào khi các bậc cha mẹ - những người tạo ra thu nhập, nguồn sống của gia đình bất ngờ gặp rủi ro tai nạn, tàn phế hay bệnh hiểm nghèo, mất sớm… Những rủi ro dù muốn dù không vẫn đang hiện diện đâu đó trên đất nước ta mỗi ngày, và trường hợp diễn ra viễn cảnh ấy, cuộc sống của những đứa trẻ chắc chắn sẽ rẽ sang hướng khác.
4. Sợ tuổi già không có tiền tiêu
Người già Việt Nam khác xa với người già tại các nước Châu Âu. Trong khi tại các nước Châu Âu, tuổi già là lúc nghỉ ngơi, an nhàn, đi du lịch đây đó thì có rất nhiều người Việt vẫn phải lao động kiếm sống ở độ tuổi lẽ ra đã được “nghỉ hưu”.
Một phần nguyên nhân do chúng ta không có kỹ năng hoạch định tài chính hay thói quen tiết kiệm tiền bạc tốt từ khi còn trẻ, dẫn đến khi “xế chiều” không còn đủ tiền để chi tiêu và duy trì ổn định mức sống. Một trong những lý do giúp người cao tuổi ở nước ngoài có điều kiện tận hưởng cuộc sống như thời trẻ chính là BHNT. BHNT giúp người về hưu đảm bảo tự do hoàn toàn về tài chính, không tạo thêm gánh nặng cho con cháu. Thói quen tiết kiệm trước, chi tiêu sau cũng giúp họ có những kế hoạch tài chính vững vàng trong mọi tình huống của cuộc đời.
0 comments