Wednesday, October 19, 2016

9 dấu hiệu cho thấy nhân viên đang bị quá tải.

Những nhà quản lý doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ có thể vì quá tâm huyết với việc đưa công ty của mình đi đến thành công mà quên đi rằng mình đang vô tình tạo ra một áp lực quá lớn cho đội ngũ nhân sự, vốn vẫn còn khá mỏng trong giai đoạn đầu khi doanh nghiệp mới được thành lập.

Những nhà quản lý doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ có thể vì quá tâm huyết với việc đưa công ty của mình đi đến thành công mà quên đi rằng mình đang vô tình tạo ra một áp lực quá lớn cho đội ngũ nhân sự, vốn vẫn còn khá mỏng trong giai đoạn đầu khi doanh nghiệp mới được thành lập.
Theo Anita Campbell - TGĐ của Small Business Trends LLC, những nhân viên đang làm việc hiệu quả có thể trở thành những nhân viên bị quá tải và căng thẳng, dẫn đến suy giảm hiệu quả nếu họ không được quan tâm, điều chỉnh cường độ làm việc hợp lý cũng như tạo điều kiện để làm việc trong một môi trường làm việc khỏe mạnh.
Campbell khuyên các nhà quản lý nên lưu ý đến những tín hiệu cảnh báo sau đây có thể tạo ra một môi trường làm việc kém lành mạnh và những nhân viên bị quá tải.
1. Biểu hiện cảm xúc mạnh 
Sếp có thể cho rằng ở công sở, cảm xúc và công việc không thể liên quan với nhau, nhưng nên nhớ rằng nhân viên vẫn là những con người. Campbell khuyên các nhà quản lý nên để ý đến những biểu hiện cảm xúc mạnh của nhân viên khi họ đang làm việc như tỏ ra lo lắng, lớn tiếng với đồng nghiệp hoặc thậm chí bật khóc.
Trong những trường hợp như vậy, sếp cần lắng nghe, trấn an và quan tâm đến nhân viên. Cố gắng tìm hiểu việc gì đang xảy ra với nhân viên thay vì tạo thêm áp lực cho họ.
Ngay cả khi nhân viên đang khóc thì cũng đừng tìm cách ngăn chặn điều đó, và nhất là không nên vì thế mà xem họ như những người không chuyên nghiệp.
2. Thiếu tinh thần làm việc đồng đội
Để nhân viên gắn kết với nhau đòi hỏi phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Mỗi nhân viên cần phải suy nghĩ và phát ngôn như là một thành viên của một nhóm với tinh thần cởi mở và xây dựng. Một nhóm mạnh phải là một nhóm có những thành viên biết quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của nhau.
Ở một doanh nghiệp thiếu văn hóa tập thể và tinh thần làm việc đồng đội, gánh nặng công việc lên mỗi nhân viên chắc chắn sẽ tăng thêm và khả năng họ bị quá tải hay căng thẳng sẽ cao hơn.
3. Đi muộn về sớm
Nếu một số nhân viên có biểu hiện như thế thì những nhân viên khác sẽ chịu áp lực công việc lớn hơn và chất lượng dịch vụ khách hàng có thể bị giảm sút.
Trong trường hợp này, Campbell khuyên nhà quản lý cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, giúp nhân viên điều chỉnh thời gian làm việc theo hướng tối ưu nhất, vừa đảm bảo chất lượng công việc, vừa đáp ứng được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên.
4. Đổ lỗi cho nhau
Khi làm việc thường xuyên trong tình trạng quá tải, nhân viên sẽ có thể mắc sai lầm cao hơn, dẫn đến việc đổ lỗi cho nhau.
Campbell khuyên nhà quản lý nên cùng nhân viên phân tích nguyên nhân gốc rễ của những sai sót, thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm trong quy trình làm việc hoặc phối hợp giữa các nhân viên, từ đó giúp họ giảm tải trong công việc.
5. Thiếu thời gian cho cuộc sống cá nhân 
Khi có nhiều nhân viên ta thán về tình trạng này thì đó là biểu hiện của sự quá tải mà họ có thể đang gặp trong công việc.
Campbell cho rằng, nhà quản lý có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên làm việc từ xa hoặc theo thời gian linh hoạt, làm việc tập trung một số ngày nhất định trong tuần và làm việc ở nhà những ngày còn lại. Một số công ty cũng có thể xây dựng chính sách cân bằng công việc với đời sống cho nhân viên.
6. Nghỉ ốm thường xuyên
Tình trạng làm việc căng thẳng thường xuyên chắc chắn sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, từ các vấn đề về tiêu hóa, thần kinh cho đến tim mạch.
Campbell khuyên các nhà quản lý nên tạo điều kiện để nhân viên có thể nghỉ trưa lâu hơn và có cơ hội di chuyển trong ngày, tham gia một vài hoạt động thể thao, giải trí nhẹ hoặc thư giãn ở một góc không gian yên tĩnh bên ngoài văn phòng.
7. Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tăng cao
Vào một ngày nào đó, sếp chợt nhận ra có khá nhiều gương mặt mới hoặc thiếu vắng những nhân viên giỏi nhất. Nguyên nhân có thể là vì áp lực công việc cao khiến nhân viên nghỉ việc thường xuyên.
Trong trường hợp này, Campbell khuyên các nhà quản lý nên tạo điều kiện để nhân viên có thể tham gia những chuyến du lịch ngắn cùng với nhau, kéo dài thời gian nghỉ phép, bù thêm ngày nghỉ khi nhân viên tham gia một số dự án lớn và phải làm việc kéo dài trong một thời gian liên tục, tạo ra những ngày trang phục thoải mái ở công sở, xem xét lại các chính sách phúc lợi và đền bù, cung cấp cho nhân viên những bữa ăn trưa miễn phí mỗi tuần một lần.
8. Sự hài lòng của khách hàng giảm sút
Khi nhân viên không phục vụ tốt khách hàng thì đó có thể là một dấu hiệu của việc họ đang bị quá tải hoặc cũng có thể đó là một cách gián tiếp để họ phản đối chính sách làm việc của doanh nghiệp.
Campbell khuyên các nhà quản lý nên cởi mở trao đổi với nhân viên để tìm hiểu nguyên nhân. Bên cạnh đó, cần xem xét lại tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp để đảm bảo rằng các nhân viên đều hiểu và thực hiện nhất quán sứ mệnh phục vụ khách hàng.
9. Ý kiến của nhân viên không được lắng nghe
Các nhà quản lý không nhất thiết phải áp dụng tất cả ý kiến đề xuất của nhân viên. Nhưng nếu không lắng nghe nhân viên, các nhà quản lý sẽ làm cho một số nhân viên giỏi trở nên bất mãn và rời bỏ công ty. Khi đó, áp lực công việc sẽ nặng nề hơn đối với những nhân viên ở lại.
Campbell khuyên các nhà quản lý nên tiếp thu tất cả các ý kiến của nhân viên và giải thích lý do vì sao doanh nghiệp không hoặc chưa triển khai một vài đề xuất nào đó của họ.
Theo Doanh nhân Sài gòn
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Giải đáp, tư vấn Bảo hiểm nhân thọ,bảo hiểm phi nhân thọ.
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top